Thông thường bệnh lao trẻ em được phân thành bốn loại cần phải điều trị là:
Lao sơ nhiễm hay còn gọi là lao khởi đầu
Lao cấp tính: có lao màng não và lao kê
Lao hô hấp sau sơ nhiễm: gồm lao phổi và lao màng phổi
Lao ngoài phổi: có nhiều loại như lao hạch, lao xương khớp, lao cột sống, lao màng bụng, màng tim, lao niệu – sinh dục, lao ruột…
Trẻ bị sơ nhiễm lao thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt nhẹ về chiều, thỉnh thoảng có sốt cao. Ngoài ra còn có thể có ho khan, khạc đàm, đau ngực, khó thở. Tùy theo trẻ mắc loại lao gì mà bệnh cảnh còn có thêm những triệu chứng điển hình khác.
Lao khởi đầu (lao sơ nhiễm)
Thường gặp nhiều nhất, có thể xảy ra ở trẻ từ dưới 14 tuổi, nhưng thông thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và chưa được chủng ngừa BCG. Khi bị sơ nhiễm lao thường trẻ không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng của cảm cúm thoáng qua, hay nóng sốt mệt mỏi… Một số trường hợp diễn tiến nhẹ và tự khỏi nếu trẻ có sức đề kháng tốt.
Lao cấp tính
Lao màng não, lao kê cấp tính là hai biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao, dễ đưa đến tử vong nếu không biết và để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán trễ. Bệnh xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ không chủng ngừa BCG, trước 2 tuổi.
Lao màng não
Xảy ra từ 2-12 tháng sau sơ nhiễm lao, báo hiệu với triệu chứng sốt nhẹ, thay đổi tính nết. Sau đó một tuần sốt 380C, nhức đầu, ói mửa, khám thấy có cứng cổ và đôi khi có dấu hiệu tổn thương thần kinh, co giật, hôn mê, lé mắt, động kinh, sụp mí mắt. Nếu chẩn đoán chậm đưa đến di chứng nặng như di chứng tâm thần (thiểu năng trí tuệ, rối loạn tính tình, động kinh); yếu liệt nửa người, tay chân co rút, mù mắt, điếc…
Lao kê
Là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, không có nốt hồng ban trên bụng (khác thương hàn) và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não.
Lao đường hô hấp
Lao màng phổi và phổi thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ. Thường có triệu chứng ho kéo dài, sốt nhẹ, sụt cân, ăn uống kém…
Lao ngoài phổi
Thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn – nếu là bé trai; lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đàm, máu kéo dài.
Chẩn đoán và điều trị lao ở trẻ em
Ở trẻ em việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao thường khó hơn so với người lớn. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đàm. Đối với lao sơ nhiễm trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán.
Về điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn. Tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định.
Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
Các bậc phụ huynh hãy đưa con em đi tiêm phòng văcxin BCG theo chương trình tiêm chủng mở rộng; phát hiện và điều trị sớm những người trong gia đình bị bệnh lao, tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây lao; giữ gìn sức khỏe cho trẻ, cho trẻ ăn đủ chất để chống suy dinh dưỡng; giữ gìn môi trường sống tốt, nhà cửa thoáng đãng, sạch sẽ…
Trong gia đình có người bị lao thì cách ly trẻ, không nên tiếp xúc gần gũi (hôn hít) với trẻ… Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm…) cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo công thức của chương trình chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).
Nguồn: http://meyeucon.org/11209/benh-lao-o-tre-em-trieu-chung-dien-hinh-va-di-chung/
Bán căn hộ chung cư tại Hà Nội, chuyển nhượng, mua bán nhà đất, đầy đủ, ... là một trong những dự án nhà ở chung cư phân khúc cao cấp thương lưu trên địa ...PhumyGroup.com
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011
Bệnh lao ở trẻ em, triệu chứng điển hình và di chứng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
SacomGold.com mnTourist.com Anbaoco.com SacomFinance.com VinaElectronics.com LatviaNet.com NationalAirway.com SacomInsurance.com SacomHome.c...
-
AirlineDomains.com Make Offer TouristDomains.com Make Offer MinhphuGroup.com Make Offer TurkeyDomain.com Make Offer TouristDomain.com Make O...
-
( BantinForex.net )-Sau hai ngày đầu tuần đứng giá, giá USD thị trường tự do sáng nay, 12-1, giảm khá mạnh, mất đến 40 đồng. Lúc hơn 10 ...
-
(Vietstock) - Mở phiên giao dịch đầu tiên trong tuần thứ hai của năm 2011, không có nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường sẽ có những diễn bi...
-
1. Chủ yếu là do bệnh tai gây nên, ví dụ như bệnh ngoài tai gồm viêm màng nhĩ bên ngoài, dáy tai nhiều gây tắc, dị vật ngoài tai, viêm tai g...
-
Vàng đóng cửa giảm thấp hơn trong phiên giao dịch ngày hôm qua, tại mức 1377. Báo cáo của Mỹ về thay đổi việc làm ADP cho thấy nền kinh t...
-
Ngành năng lượng khởi sắc đã giúp chỉ số Dow Jones và S&P 500 chấm dứt 3 phiên mất điểm liên tục mặc dù vẫn còn lo ngại rằng giá nhiên...
-
“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi Em rước đèn đi khắp phố phường Lòng vui sướng với đèn trong tay Em múa ca trong ánh trăng rằm Đèn ông sao v...
-
Thị trường đã có dấu hiệu khởi sắc vào cuối phiên khi sàn HoSE có tới 180 mã tăng giá vào cuối phiên. BVH và VIC tăng 2.500 đồng. Đóng c...
-
Tại sao gọi là Sữa Ong chúa ? (Mật Ong chúa, Sữa chúa) Ong thợ, ngoài nhiệm vụ đi hút mật của nhiều loại hoa đem về tổ chế biến, cô đặc thà...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét