Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Kiều hối tăng, USD vẫn nóng

Bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2010 Việt Nam vẫn thu hút lượng kiều hối cao kỷ lục lên tới con số 8 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2009. Thế nhưng một thực tế là, các ngân hàng dường như lại không níu giữ được nguồn ngoại tệ này.
 
Kiều hối tăng, USD vẫn nóng
 

Mặc dù nguồn tiền này đã đến Việt Nam, nhưng tình trạng căng thẳng ngoại tệ trên thị trường dường như vẫn chưa dịu đi. Tỷ giá tự do từ lâu đã vượt xa tỷ giá niêm yết của ngân hàng. Ngoại tệ có thiếu thực sự, hay chỉ là tin đồn đẩy giá? Câu hỏi này có thể trả lời được khi thông tin về nguồn kiều hối được quản lý chặt...  
Hơn 8 tỷ USD kiều hối của năm 2010 là con số khá bất ngờ vì chỉ vài tháng trước đó, các chuyên gia cũng chỉ dám đưa ra mức dự báo kiều hối năm nay may mắn thì đạt được con  6 tỷ USD. Có vẻ như con số 2 tỷ USD đột biến từ chênh lệch ngoài dự báo rơi xuống thị trường tiền tệ Việt Nam cũng chưa đủ sức để giúp giảm bớt sự căng thẳng trên thị trường ngoại tệ.
Có bao nhiêu người sẽ có cách ứng xử găm giữ USD như một hình thức giữ tiền? Ông Cao Sĩ Kiêm, Thành viên Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, con số đó vẫn luôn là một ẩn số do Việt Nam không có một thống kê hay điều tra nào về sự dịch chuyển của dòng tiền này. Mặc dù nguồn kiều hối được chi trả qua kênh chính thống tại các ngân hàng, nhưng phần lớn lại không được bán hay gửi cho ngân hàng để đáp ứng cho nền kinh tế như xuất khẩu đầu tư.
“Ai cũng găm giữ USD thì sẽ có một lượng tiền lớn không được đưa vào lưu thông. Vì vậy chúng ta không quản lý điều tiết được, không điều tiết được giữa người thừa và người thiếu”. Ông Cao Sĩ Kiêm nói.
Theo dự báo, năm 2011, lượng kiều hối về Việt Nam sẽ tăng khoảng 6,2% so với năm trước. Để kiều hối phát huy là một trong những kênh ngoại tệ nhằm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai, giảm thiểu rủi ro huy động vốn, giảm sự phụ thuộc nguồn vốn nước ngoài của quốc gia thì cần có những chính sách cụ thể đối với nguồn vốn này.
Để tránh bất hợp lý như năm 2010, mặc dù nguồn ngoại tệ về Việt Nam dồi dào hơn hẳn những năm trước, nhưng năm 2010 lại là năm được đánh giá căng thẳng về ngoại tệ nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến