Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

WB: Dòng vốn nóng không phải nguyên nhân gây lạm phát tại Trung Quốc

Ngân hàng Thế giới chỉ ra lạm phát Trung Quốc bắt nguồn từ chính sách tiền tệ và tài khóa lỏng lẻo cũng như giá thực phẩm tăng quá nóng.

Theo chuyên gia kinh tế cao cấp tại Ngân hàng Thế giới, lạm phát tại Trung Quốc không bắt nguồn từ dòng vốn vào ồ ạt.
WB: Dòng vốn nóng không phải nguyên nhân gây lạm phát tại Trung QuốcNgân hàng Thế giới chỉ ra lạm phát Trung Quốc bắt nguồn từ chính sách tiền tệ và tài khóa lỏng lẻo cũng như giá thực phẩm tăng quá nóng.
Ông Vikram Nehru, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á và châu Á – Thái Bình Dương tại Ngân hàng Thế giới, cho rằng: “Tại Trung Quốc, biện pháp kiểm soát vốn hoạt động rất hiệu quả vì thế không thể đổ lỗi lạm phát bắt nguồn do vốn vào quá ồ ạt.”
Một số chuyên gia kinh tế và quan chức chính phủ Trung Quốc đã cho rằng dòng vốn từ bên ngoài, kết quả trực tiếp của thanh khoản toàn cầu dồi dào, chương trình nới lỏng định lượng của Mỹ và kỳ vọng đồng nhân dân tệ tăng giá mạnh chính là nguyên nhân gây ra lạm phát tại Trung Quốc.
Lạm phát tại nhiều nền kinh tế phát triển, trong đó bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, đang tăng.
Số liệu mới công bố cho thấy lạm phát tại Trung Quốc tháng 11/2010 tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu lạm phát tháng 12/2010 và cả năm 2010 sẽ được công bố ngày 20/01/2010, cùng với số liệu GDP quý 4/2010 và tăng trưởng GDP cả năm 2010.
Ông Ardo Hansson, chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới phụ trách về Trung Quốc, cho rằng lãi suất cơ bản được nâng cao trên thực tế có thể giảm bớt dòng vốn đầu tư bởi dòng vốn nhắm chủ yếu đến thị trường bất động sản, lãi suất cao sẽ hạ nhiệt thị trường này.
Ngân hàng Thế giới dự báo Trung Quốc sẽ vẫn là trung tâm kinh tế của khu vực Đông Á và châu Á – Thái Bình Dương. Nhóm nước Đông Á xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu và hàng bán thành phẩm sang Trung Quốc, xuất khẩu sang nhóm nước có thu nhập cao nhiều khả năng sẽ tăng lên.
Giá kim loại và khoáng sản toàn cầu sẽ tiếp tục tăng nếu nhu cầu ở Trung Quốc lên cao, Trung Quốc tiêu thụ phần lớn khoáng sản và kim loại.
Xuất khẩu ròng nhiều khả năng sẽ đóng góp từ 0,5% đến 1% vào tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 2011 và 2012, thấp hơn so với con số 2,2% vào năm 2010.
Theo WB, nhu cầu nội địa đóng góp khoảng 7,8% vào GDP năm 2010, 1% khác đến từ chương trình kích cầu của chính phủ Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến