Năm 2010 được đánh giá là một năm thành công của các DN thuộc ngành khoáng sản, với các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 ở mức rất cao, điển hình nhất là KSA, KSS, KTB có kế hoạch tăng trưởng LNST so với năm 2009 là 6,5 lần, 2 lần và 60,9 lần.
Những con số ấn tượng
Bất chấp tình hình kinh tế năm 2010 tương đối khó khăn, đến thời điểm này, một vài doanh nghiệp ngành khoáng sản đã chính thức công bố kết quả kinh doanh vượt cả những kế hoạch đề ra, tiêu biểu là KSB vượt 16% kế hoạch, KSS vượt 5,8% kế hoạc và KTB vượt 28% kế hoạch. Mới đây nhất, KSA đã thông qua LNST của công ty năm 2010 đạt 65,1 tỉ đồng lợi nhuận, vượt 26% kế hoạch năm 2010. Như vậy, theo thống kê của VinaCorp, đây là mức tăng trưởng ngoạn mục hơn cả mong đợi (xem bảng).
Tiềm năng và triển vọng ngành rất lớn
Khai thác khoáng sản là một lĩnh vực hấp dẫn bởi các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có biên lợi nhuận lớn. Nhưng các doanh nghiệp của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc khai thác nguyên liệu thô với giá trị xuất khẩu thấp do các doanh nghiệp vẫn sự dụng công nghệ khai thác thô sơ với hiệu suất thấp. Vì vậy đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm qua tinh chế.
Bên cạnh đó, khi kinh tế thế giới đang dần hồi phục trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 cũng khiến cho nhu cầu về nguyên liệu tăng cao, đặc biệt là ở Trung Quốc và các nước đang phát triển. Chính vì thế giá nguyên vật liệu nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Một số kim loại quý như vàng cũng đã có mức tăng hết sức ấn tượng trong năm 2010 là 29,7%. Chính nhờ giá kim loại quý hiếm cũng như kim loại phục vụ sản xuất như đồng, chì, titan... tăng cao sẽ giúp cho các doanh nghiệp khoáng sản sẽ gia tăng thêm lợi nhuận.
Khoáng sản cát trắng là thành phần nguyên liệu quan trọng và thiết yếu cho ngành công nghiệp sản xuất thủy tinh, kính công nghiệp các loại. So với một số nước khác thì cát trắng ở Việt Nam có chất lượng tốt hơn và chi phí thấp hơn nhiều, điều này giúp tăng sức cạnh tranh cho cát Việt Nam khi xuất khẩu ra thế giới. Nhu cầu về cát ximăng, kính trong xây dựng các tòa nhà hiện đại dẫn đến mặt hàng kính và cát xây dựng có tiềm năng tăng trưởng lớn nhờ nhu cầu phong phú trên thị trường.
Bên cạnh đó, “miếng bánh” khai khoáng ở Việt Nam có hạn, cá nhân, doanh nghiệp nào xin được giấy phép khai thác mở trước sẽ có những thuận lợi nhất định. Số liệu thống kê cho thấy, tình hình cập mới, thăm dò và khai thác đang diễn biến với tốc độ khá. Chỉ trong 3 năm từ 2007-2009, bộ tài nguyên môi trường đã cấp mới 223 giấy phép thăm dò và 104 giấy phép khai thác.
Cổ phiếu khoáng sản nhiều “sóng”
Có thể nói năm 2010 là năm khá ảm đạm đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi kết thúc năm chỉ số VNIndex ghi nhận mức giảm 2% so với đầu năm. Nhưng trong một năm ảm đạm như vậy, vẫn xuất hiện nhiều cổ phiếu với những con sóng lớn trong năm.
Cổ phiếu khoáng sản thuộc nhóm có tài sản lớn và thường hàm chứa đột biến do thông tin về trữ lượng. Xuất khẩu ròng nên được lợi về tỉ giá; được các NĐT yêu thích và thường có sóng lớn trong TTCK.
Có thể nói năm 2010 là năm khá ảm đạm đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi kết thúc năm chỉ số VNIndex ghi nhận mức giảm 2% so với đầu năm. Nhưng trong một năm ảm đạm như vậy, vẫn xuất hiện nhiều cổ phiếu với những con sóng lớn trong năm.
Cổ phiếu khoáng sản thuộc nhóm có tài sản lớn và thường hàm chứa đột biến do thông tin về trữ lượng. Xuất khẩu ròng nên được lợi về tỉ giá; được các NĐT yêu thích và thường có sóng lớn trong TTCK.
Với các doanh nghiệp ngành khoáng sản, mỗi khí có dự án mỏ mới, hay hạch toán lợi nhuận khủng từ một mỏ khai thác là một cơ hội lớn để các đội lái vào cuộc. Điển hình là cổ phiếu KSS, một năm kinh doanh thành công đối với công ty này. Tuy kế hoạch lợi nhuận năm 2010 là rất “ khủng” khi tăng gấp 2 lần so với năm 2009 nhưng cũng chỉ mất có 3 quý thì công ty đã vượt mức kế hoạch cả năm đến 5%. Chính vì thế, trong năm 2010 cổ phiếu này được rất nhiều giới đầu tư quan tâm và có những con sóng khá lớn, tăng mạnh nhất có lẽ là sóng cuối tháng 2 giữa tháng 4 khi cổ phiếu này có mức tăng đến 100%.
Gần đây, giá các cổ phiếu khác trong ngành cũng đạt được mức tăng trưởng mạnh. Với KSA, chỉ trong vòng 1 tháng từ 16.11 đến 16.12.2010, cổ phiếu này đã đạt được mức tăng giá lên đến 45% từ 38.000đ/cp lên 55.000đ/cp. Cổ phiếu KTB của CTCP Khoáng sản Tây Bắc cũng tăng xấp xỉ 37% từ 19.000đ/cp (23.11.2010) lên đỉnh 26.200đ/cp (29.12.2010).
Trong 3 phiên giao dịch đầu năm 2011, thị trường chứng khoản ảm đạm đến lạ thường khi khối lượng giao dịch suy kiệt dần qua từng phiên, nhưng các cổ phiếu khoáng sản vẫn duy trì được khối lượng giao dịch ổn định với giá dao động trong biên độ hẹp. Đây dường như đang là cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư tích luỹ các cổ phiếu này để đón kết quả kinh doanh quý IV cũng như năm 2010 hết sức ấn tượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét