Giao lưu với các CEO hàng đầu Việt Nam
Ngày 13/1/2011, VnExpress.net sẽ tổ chức buổi giao lưu giữa sinh viên các trường kinh tế với Tổng giám đốc FPT Nguyễn Thành Nam, Phó tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng và Chủ tịch VNDIRECT Phạm Minh Hương.
Với chủ đề "Bí mật của CEO", buổi giao lưu sẽ là dịp để các bạn sinh viên trực tiếp lắng nghe kinh nghiệm từ các doanh nhân nổi tiếng, từ đó khám phá và tìm câu trả lời cho việc thực hiện ước mơ của mình, bí quyết đầu tư kinh doanh hiệu quả, hay hậu trường của những câu chuyện thành công mang tính đột phá... tại những công ty hàng đầu Việt Nam
Ông Nguyễn Thành Nam là một trong 13 thành viên sáng lập FPT. Trước khi nhậm chức Tổng giám đốc, ông là một trong những người có công lớn trong việc khai phá và phát triển xuất khẩu phần mềm tại tập đoàn. Dưới sự dẫn dắt của ông, trung tâm xuất khẩu phần mềm từ “một đứa con bé nhỏ” trở thành FPT Software – công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam và là niềm tự hào lớn nhất của FPT trong sự nghiệp toàn cầu hóa.
Trước khi tìm được liều thuốc đặc trị cho xuất khẩu phần mềm, ông và những người ủng hộ cho mảng kinh doanh này tại FPT từng bị cho là gàn gàn, viển vông hay ném tiền qua cửa sổ… Không biết sẽ làm như thế nào vì chưa từng có kinh nghiệm nhưng ông Nam và đội xuất khẩu phần mềm đã ôm giấc mơ có chỗ đứng trong làng phần mềm thế giới.
Tìm ra giải pháp cho xuất khẩu phần mềm từ một quyển sách viết về Bác Hồ, ông Nam rất tâm đắc với bài học từ vị lãnh tụ huyền thoại của đất nước. Những bài học từ Bác Hồ như “mình yếu thì phải đánh thế chứ không dùng lực”, “phải dựa vào nhân dân và nhân dân sẽ là người đưa ra lời giải chứ không phải lãnh đạo”, “đi tiếp thị thì phải có người danh tiếng giới thiệu trước”… được ông Nam áp dụng triệt để, không chỉ trong sự nghiệp xuất khẩu phần mềm mà còn trong cách điều hành doanh nghiệp.
Trở thành Tổng giám đốc FPT, vị CEO này vẫn thích “mơ to” với mục tiêu đưa FPT đứng trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới. “Điều quan trọng đầu tiên là phải dám mơ cái đã. Đã mơ thì phải mơ to, còn làm thì từng bước nhỏ, làm to chết ngay. Phải đánh thức được khát vọng của từng thành viên, đó phải là giấc mơ chung. Sau đó phải tự hỏi là mỗi người làm việc đó đã tốt nhất chưa. Từng người một phải nâng cao năng suất lao động của mình”, ông Nam tâm sự trong một buổi trả lời trực tuyến.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng có mặt trong đội ngũ những người góp công xây dựng Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) từ những ngày đầu tiên. Năm 2000, Viettel bắt đầu bước chân vào thị trường viễn thông với dịch vụ điện thoại giá rẻ đường dài trong nước (VoIP). Đây là dịch vụ viễn thông mang tính cách mạng đầu tiên được mở ra để cạnh tranh với Bưu điện trên thị trường. Thời điểm đó, dịch vụ VoIP được mệnh danh là “thu hồi vốn trong một ngày". Từ dịch vụ này, Viettel đã tiến đến cuộc cách mạng thứ hai là khai trương mạng di động vào tháng 10/2004.
Kể từ khi Viettel gia nhập thị trường, thế độc quyền về thông tin di động chính thức bị phá vỡ. Những năm sau đó, cước viễn thông liên tục giảm mạnh, thông tin di động từ một dịch vụ xa xỉ trở thành bình dân, thiết yếu với đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Năm 2006, Viettel bắt đầu tiến ra thị trường nước ngoài với việc cung cấp dịch vụ Internet tại thị trường Campuchia; tiếp đến là thông tin di động tại Lào và Campuchia trong năm 2009.
Kết thúc năm 2010, Viettel đã trở thành mạng di động có số lượng thuê bao lớn nhất tại Campuchia, hãng có vùng phủ sóng lớn nhất tại Lào. Hết quý 2/2010, Viettel là mạng di động đứng thứ 24 thế giới về số lượng thuê bao. Chưa dừng lại ở đó, Viettel còn tiếp tục đầu tư vào Haiti (châu Mỹ) và Mozambique (châu Phi).
Sau 10 năm có mặt trên thị trường viễn thông Việt Nam, Viettel đã bước từ con số không trở thành doanh nghiệp có mạng di động lớn nhất Việt Nam, và có tên trong danh sách 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Từ doanh thu 50 tỷ đồng năm 2000, Viettel đã đạt mức gần 100.000 tỷ đồng vào năm 2010, với lợi nhuận gần 16.000 tỷ đồng.
Xuyên suốt quá trình phát triển thần tốc của Viettel có vai trò quan trọng của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc. Ông được mệnh danh là "bộ não" của Viettel và người khởi nguồn cũng như chỉ đạo thực hiện những chiến lược quan trọng nhất của tập đoàn này.
Bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán VNDirect vốn xuất thân là một giáo viên và nổi danh vì những quyết định “ngược dòng” trên thị trường tài chính. Đang rất thành công với vị trí Giám đốc Khối kinh doanh Tiền tệ và Thị trường vốn của Citibank, bà Hương đột ngột nộp đơn xin thôi việc.
Sau đó, bà gia nhập Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vào tháng 9/2003, khi thị trường chứng khoán Việt Nam ở giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử. Thời điểm đó, Vn-Index chỉ còn 137 điểm, giá trị giao dịch mỗi phiên chỉ vài tỷ đồng. Bà Hương đã dành toàn bộ số tiền tích góp của mình sau nhiều năm làm việc tại Citibank để mua lại cổ phần của một cổ đông sáng lập và một vài người khác tại SSI dù lúc đó niềm tin trên thị trường chứng khoán gần như kiệt quệ.
Hơn 2 năm điều hành SSI, bà Hương cùng các đồng nghiệp đã đưa công ty này trở thành định chế tài chính hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bỏ xa nhiều công ty chứng khoán khác về thị phần môi giới cũng như tư vấn niêm yết, tư vấn tài chính…Trong lúc SSI phát triển như vũ bão và có ảnh hưởng cực lớn trên thị trường, bà Hương lại đột ngột rời SSI để thành lập Công ty Đầu tư IPA và sau đó là Công ty chứng khoán VNDIRECT với vốn điều lệ chỉ 50 tỷ đồng.
Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu tạo ra một cơn bão khủng khiếp với thị trường chứng khoán Việt Nam. Tháng 2/2009, không ít chuyên gia còn nghĩ đến một sự hoảng loạn dây chuyền. Thế nhưng, bà Hương là một trong các lãnh đạo chứng khoán hiếm hoi tin tưởng vào sự hồi phục với lý do: "Kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đã xuống đến đáy rồi, chỉ có con đường đi lên thôi và thị trường chứng khoán cũng vậy".
Cùng với nhận định đó, bà Hương cũng như các cộng sự của mình tại VNDIRECT và Tập đoàn Đầu tư IPA quyết định thực hiện các khoản đầu tư quan trọng vào các công ty có triển vọng kinh doanh tăng trưởng bền vững nhưng giá thị trường cực thấp.
Đây là những nhân tố dẫn tới sự tăng trưởng mạnh mẽ cho công ty thời gian sau đó và đưa vốn điều lệ của VNDIRECT đạt 1.000 tỷ đồng vào tháng 8/2010, lợi nhuận dự kiến 300 tỷ đồng. Trong năm, VNDIRECT luôn nằm trong top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên thị trường.
Bà Hương tâm sự: "Tôi và chồng khá may mắn về mặt tài chính nhưng niềm tự hào của chúng tôi không phải là kiếm được nhiều tiền. Bây giờ, điều quan trọng đối với chúng tôi là làm sao để tuyển dụng và đào tạo được những nhân sự xuất sắc cho công ty, giúp họ trở thành triệu phú đôla trong tương lai. Con số những nhân viên thành đạt và trở thành triệu phú đôla nhờ gia nhập VNDIRECT và IPA sẽ đo lường mức độ tự hào cũng như thành công của chúng tôi...".
Vào 2h chiều thứ 5 ngày 13/1/2011, VnExpress.net phối hợp với Công ty Sách Alpha Book và Công ty Chứng khoán VNDirect tổ chức buổi giao lưu với chủ đề "Bí mật của CEO", giữa các bạn sinh viên kinh tế một số trường đại học và 3 vị doanh nhân trên. Dẫn chương trình cho buổi giao lưu là Chủ tịch HĐQT Công ty Alpha Books - ông Nguyễn Cảnh Bình.
Các bạn sinh viên có thể đặt trước câu hỏi giao lưu tại đây. Những câu hỏi hay được lựa chọn sẽ nhận các phần quà thú vị từ Ban tổ chức cũng như cơ hội thực tập tại FPT, Viettel và VNDIRECT. Phía dưới câu hỏi, đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của người gửi để Ban tổ chức có thể liên lạc được khi cần thiết.
Giao lưu "Bí mật của CEO"
Với chủ đề "Bí mật của CEO", buổi giao lưu sẽ là dịp để các bạn sinh viên trực tiếp lắng nghe kinh nghiệm từ các doanh nhân nổi tiếng, từ đó khám phá và tìm câu trả lời cho việc thực hiện ước mơ của mình, bí quyết đầu tư kinh doanh hiệu quả, hay hậu trường của những câu chuyện thành công mang tính đột phá... tại những công ty hàng đầu Việt Nam
Ông Nguyễn Thành Nam là một trong 13 thành viên sáng lập FPT. Trước khi nhậm chức Tổng giám đốc, ông là một trong những người có công lớn trong việc khai phá và phát triển xuất khẩu phần mềm tại tập đoàn. Dưới sự dẫn dắt của ông, trung tâm xuất khẩu phần mềm từ “một đứa con bé nhỏ” trở thành FPT Software – công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam và là niềm tự hào lớn nhất của FPT trong sự nghiệp toàn cầu hóa.
Trước khi tìm được liều thuốc đặc trị cho xuất khẩu phần mềm, ông và những người ủng hộ cho mảng kinh doanh này tại FPT từng bị cho là gàn gàn, viển vông hay ném tiền qua cửa sổ… Không biết sẽ làm như thế nào vì chưa từng có kinh nghiệm nhưng ông Nam và đội xuất khẩu phần mềm đã ôm giấc mơ có chỗ đứng trong làng phần mềm thế giới.
Tìm ra giải pháp cho xuất khẩu phần mềm từ một quyển sách viết về Bác Hồ, ông Nam rất tâm đắc với bài học từ vị lãnh tụ huyền thoại của đất nước. Những bài học từ Bác Hồ như “mình yếu thì phải đánh thế chứ không dùng lực”, “phải dựa vào nhân dân và nhân dân sẽ là người đưa ra lời giải chứ không phải lãnh đạo”, “đi tiếp thị thì phải có người danh tiếng giới thiệu trước”… được ông Nam áp dụng triệt để, không chỉ trong sự nghiệp xuất khẩu phần mềm mà còn trong cách điều hành doanh nghiệp.
Trở thành Tổng giám đốc FPT, vị CEO này vẫn thích “mơ to” với mục tiêu đưa FPT đứng trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới. “Điều quan trọng đầu tiên là phải dám mơ cái đã. Đã mơ thì phải mơ to, còn làm thì từng bước nhỏ, làm to chết ngay. Phải đánh thức được khát vọng của từng thành viên, đó phải là giấc mơ chung. Sau đó phải tự hỏi là mỗi người làm việc đó đã tốt nhất chưa. Từng người một phải nâng cao năng suất lao động của mình”, ông Nam tâm sự trong một buổi trả lời trực tuyến.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng có mặt trong đội ngũ những người góp công xây dựng Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) từ những ngày đầu tiên. Năm 2000, Viettel bắt đầu bước chân vào thị trường viễn thông với dịch vụ điện thoại giá rẻ đường dài trong nước (VoIP). Đây là dịch vụ viễn thông mang tính cách mạng đầu tiên được mở ra để cạnh tranh với Bưu điện trên thị trường. Thời điểm đó, dịch vụ VoIP được mệnh danh là “thu hồi vốn trong một ngày". Từ dịch vụ này, Viettel đã tiến đến cuộc cách mạng thứ hai là khai trương mạng di động vào tháng 10/2004.
Kể từ khi Viettel gia nhập thị trường, thế độc quyền về thông tin di động chính thức bị phá vỡ. Những năm sau đó, cước viễn thông liên tục giảm mạnh, thông tin di động từ một dịch vụ xa xỉ trở thành bình dân, thiết yếu với đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Năm 2006, Viettel bắt đầu tiến ra thị trường nước ngoài với việc cung cấp dịch vụ Internet tại thị trường Campuchia; tiếp đến là thông tin di động tại Lào và Campuchia trong năm 2009.
Kết thúc năm 2010, Viettel đã trở thành mạng di động có số lượng thuê bao lớn nhất tại Campuchia, hãng có vùng phủ sóng lớn nhất tại Lào. Hết quý 2/2010, Viettel là mạng di động đứng thứ 24 thế giới về số lượng thuê bao. Chưa dừng lại ở đó, Viettel còn tiếp tục đầu tư vào Haiti (châu Mỹ) và Mozambique (châu Phi).
Sau 10 năm có mặt trên thị trường viễn thông Việt Nam, Viettel đã bước từ con số không trở thành doanh nghiệp có mạng di động lớn nhất Việt Nam, và có tên trong danh sách 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Từ doanh thu 50 tỷ đồng năm 2000, Viettel đã đạt mức gần 100.000 tỷ đồng vào năm 2010, với lợi nhuận gần 16.000 tỷ đồng.
Xuyên suốt quá trình phát triển thần tốc của Viettel có vai trò quan trọng của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc. Ông được mệnh danh là "bộ não" của Viettel và người khởi nguồn cũng như chỉ đạo thực hiện những chiến lược quan trọng nhất của tập đoàn này.
Bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán VNDirect vốn xuất thân là một giáo viên và nổi danh vì những quyết định “ngược dòng” trên thị trường tài chính. Đang rất thành công với vị trí Giám đốc Khối kinh doanh Tiền tệ và Thị trường vốn của Citibank, bà Hương đột ngột nộp đơn xin thôi việc.
Sau đó, bà gia nhập Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vào tháng 9/2003, khi thị trường chứng khoán Việt Nam ở giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử. Thời điểm đó, Vn-Index chỉ còn 137 điểm, giá trị giao dịch mỗi phiên chỉ vài tỷ đồng. Bà Hương đã dành toàn bộ số tiền tích góp của mình sau nhiều năm làm việc tại Citibank để mua lại cổ phần của một cổ đông sáng lập và một vài người khác tại SSI dù lúc đó niềm tin trên thị trường chứng khoán gần như kiệt quệ.
Hơn 2 năm điều hành SSI, bà Hương cùng các đồng nghiệp đã đưa công ty này trở thành định chế tài chính hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bỏ xa nhiều công ty chứng khoán khác về thị phần môi giới cũng như tư vấn niêm yết, tư vấn tài chính…Trong lúc SSI phát triển như vũ bão và có ảnh hưởng cực lớn trên thị trường, bà Hương lại đột ngột rời SSI để thành lập Công ty Đầu tư IPA và sau đó là Công ty chứng khoán VNDIRECT với vốn điều lệ chỉ 50 tỷ đồng.
Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu tạo ra một cơn bão khủng khiếp với thị trường chứng khoán Việt Nam. Tháng 2/2009, không ít chuyên gia còn nghĩ đến một sự hoảng loạn dây chuyền. Thế nhưng, bà Hương là một trong các lãnh đạo chứng khoán hiếm hoi tin tưởng vào sự hồi phục với lý do: "Kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đã xuống đến đáy rồi, chỉ có con đường đi lên thôi và thị trường chứng khoán cũng vậy".
Cùng với nhận định đó, bà Hương cũng như các cộng sự của mình tại VNDIRECT và Tập đoàn Đầu tư IPA quyết định thực hiện các khoản đầu tư quan trọng vào các công ty có triển vọng kinh doanh tăng trưởng bền vững nhưng giá thị trường cực thấp.
Đây là những nhân tố dẫn tới sự tăng trưởng mạnh mẽ cho công ty thời gian sau đó và đưa vốn điều lệ của VNDIRECT đạt 1.000 tỷ đồng vào tháng 8/2010, lợi nhuận dự kiến 300 tỷ đồng. Trong năm, VNDIRECT luôn nằm trong top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên thị trường.
Bà Hương tâm sự: "Tôi và chồng khá may mắn về mặt tài chính nhưng niềm tự hào của chúng tôi không phải là kiếm được nhiều tiền. Bây giờ, điều quan trọng đối với chúng tôi là làm sao để tuyển dụng và đào tạo được những nhân sự xuất sắc cho công ty, giúp họ trở thành triệu phú đôla trong tương lai. Con số những nhân viên thành đạt và trở thành triệu phú đôla nhờ gia nhập VNDIRECT và IPA sẽ đo lường mức độ tự hào cũng như thành công của chúng tôi...".
Vào 2h chiều thứ 5 ngày 13/1/2011, VnExpress.net phối hợp với Công ty Sách Alpha Book và Công ty Chứng khoán VNDirect tổ chức buổi giao lưu với chủ đề "Bí mật của CEO", giữa các bạn sinh viên kinh tế một số trường đại học và 3 vị doanh nhân trên. Dẫn chương trình cho buổi giao lưu là Chủ tịch HĐQT Công ty Alpha Books - ông Nguyễn Cảnh Bình.
Các bạn sinh viên có thể đặt trước câu hỏi giao lưu tại đây. Những câu hỏi hay được lựa chọn sẽ nhận các phần quà thú vị từ Ban tổ chức cũng như cơ hội thực tập tại FPT, Viettel và VNDIRECT. Phía dưới câu hỏi, đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của người gửi để Ban tổ chức có thể liên lạc được khi cần thiết.
Giao lưu "Bí mật của CEO"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét