Đối với một số ngành như Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm, Tư vấn quốc tế, và Hàng không, luật đầu tư nước ngoài Lào cho phép các công ty lập chi nhánh tại Lào để kinh doanh.
Kinh tế Lào
Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP. Nền kinh tế của Lào có xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm khoảng 35% GDP.
Kim ngạch xuất khẩu của Lào đạt 1,2 tỷ USD (2007), 1,5 tỷ USD (2008) và 1,44 tỷ USD trong năm 2009. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2007 đạt 1,1 tỷ USD, năm 2008 đạt 1,5 tỷ USD, năm 2009 đạt 1,58 tỷ USD. Tỷ lệ tiết kiệm nội địa khoảng 23%GDP.
Số liệu thống kê về kinh tế Lào qua 3 năm:
Chỉ tiêu | 2007 | 2008 | 2009 |
GDP | 4,286 tỉ USD | 5,47 tỉ USD | 5,94 tỉ USD |
GDP theo đầu người | 703,59 USD | 882,23 USD | 939,72 USD |
GNI theo đầu người (Atlas) | 610 USD | 750USD | 880USD |
Mức tăng GDP | 7,63% | 7,26% | 6,43% |
CPI (giá so sánh năm 2005) | 11,63% | 20,15% | 20,19% |
ODA theo đầu người | 65USD | 79,87USD | N/a |
FDI | 323,52 triệu USD | 227,77 triệu USD | 318,6 triệu USD |
Dự trữ ngoại hối bao gồm vàng | 707,6 triệu USD | 874,67 triệu USD | 1,01 tỉ USD |
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ %GDP | 35,69 | 32,72 | N/a |
Nguồn: World Bank
Cơ cấu GDP của Lào qua 3 năm:Tiềm năng và thế mạnh
Lào nằm ở trung tâm của tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km đường biên; Tây Bắc giáp Mianma 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; Nam giáp Campuchia 492 km và phía Đông giáp Việt Nam 2.067 km đường biên.
Lào có 16 tỉnh và một thành phố (Thủ đô Vientiane). Lào là quốc gia duy nhất nằm trong khu vực Đông Nam Á không có đường thông ra biển
Đất rộng, tài nguyên phong phú: Diện tích tự nhiên 236.800 km² (rộng hơn 2/3 diện tích Việt Nam). Mật độ dân số thấp, khoảng 4 ha/người. Diện tích rừng 11,2 triệu ha, chiếm 47% diện tích cả nước. Đất có thể trồng rừng, cây công nghiệp 9 triệu ha, chiếm 38% diện tích. Đất nông nghiệp gần 1 triệu ha.
Lào có 3 cao nguyên rộng lớn thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp: Cao nguyên Bôlôven (Nam Lào) diện tích khoảng 360.000 ha; Cao nguyên Na-Kai (Trung Lào) diện tích khoảng 210.000 ha; Cao nguyên Mường Phuôn (Bắc Lào) khoảng 200.000 ha.
Lào có nguồn nước phong phú với sông Mê Kông chảy dài 1.900 km từ Bắc đến Nam và 11 sông nhánh tạo nên tiềm năng thuỷ điện dồi dào ước tính đến 25.000 MW.
Đặc biệt, Lào là đất nước giàu tài nguyên khoáng sản như vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, bauxit, sắt, than, các loại muối, đá vôi, đất sét v.v… Các nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng Lào có trên 500 điểm mỏ từ Bắc đến Nam. Một số mỏ đã có nghiên cứu về chất lượng và số lượng, một số khác đã được khai thác để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất trong nước hoặc xuất khẩu như đá vôi,than đá, kẽm, vàng, bạc, đồng, khoáng sản kim loại, sỏi phục vụ xây dựng.
Trữ lượng một số khoáng sản chủ yếu tại Lào
Loại khoáng sản | Tài nguyên (Triệu Tấn) | Trữ lượng địa chất (Triệu Tấn) | Trữ lượng Khai thác (Triệu Tấn) | Kim loại (Tấn) |
Than | 978.8 | 630,9 | 370 | |
Đá vôi | 1.644,5 | | 1.644,5 | |
Vàng | 88,3 | 70,5 | 17,8 | 143 |
Đồng | 603,9 | 421,5 | 182,3 | 2.969.791 |
Bạc(tấn) | 81,42 | 52,22 | 49,2 | |
Potyass(kalicacbonat) | 14.827 | 14.427 | 399,97 | |
Chì | 34,2 | 32,5 | 1,6 | 6.893 |
Bô xít | 811,3 | 719,3 | 124,8 | 31.199.250 |
Thạch cao | 172,9 | 44,8 | 128,06 | |
Kẽm | 1,1 | 0,28 | 0,8 | 170.000 |
Sắt | 108,6 | 94,8 | 13,8 | 6.900.000 |
Đến tháng 9/2008, trong khoảng 500 điểm mỏ tiềm năng đã có 224 điểm ký hợp đồng với Chính phủ để thực hiện tìm kiếm, thăm dò, khai thác, trong đó có 64 điểm tìm kiếm, 107 mỏ thăm dò và 73 mỏ khai thác.
Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào Lào
Chủ trương của Lào là hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại; thu hút đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh xuất nhập khẩu và đẩy mạnh du lịch.
Để thu hút đầu tư, kể từ khi ban hành luật đấu tư nước ngoài năm 1988 đến nay Lào đã 2 lần sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản luật pháp liên quan đến đầu tư. Luật đầu tư nước ngoài hiện hành ban hành 22/10/2004 với Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện số 301 ngày 12/10/2005.
Luật đầu tư quy định các hình thức đầu tư cụ thể bao gồm: Hợp đồng hợp tác kinh doanh; Liên doanh; Đầu tư 100% vốn nước ngoài.
Luật đầu tư của Lào cho phép các công ty nước ngoài thành lập Văn phòng đại diện để thu thập thông tin, nghiên cứu cơ hội đầu tư.
Đối với một số ngành như Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm, Tư vấn quốc tế, và Hàng không, luật cho phép các công ty lập chi nhánh tại Lào để kinh doanh.
Các ngành được khuyến khích ghi trong luật đầu tư nước ngoài
-Các dự án sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Để nhận được chính sách khuyến khích đầu tư phải thoả mãn điều kiện: Vốn đăng ký 300.000 USD trở lên; Số lượng hàng hoá xuất khẩu không thấp hơn 80% tổng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất được trong năm.
- Dự án Nông – Lâm nghiệp, Chế biến nông lâm sản và thủ công nghiệp: Phải có vốn đăng ký 300.000 USD trở lên.
- Dự án công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, Dự án nghiên cứu phân tích khoa học và sự phát triển, Dự án bảo vệ môi trường, Dự án bảo tồn đa dạng sinh học. Phải có vốn đăng ký 500.000 USD trở lên; sử dụng máy móc có chất lương mới 100% cần có chứng nhận của nhà sản xuất hoặc của một viện nghiên cứu có uy tín. Đối với các Dự án nghiên cứu – phân tích khoa học phải có vốn đăng ký 100.000 USD trở lên.
- Dự án về phát triển nguồn nhân lực, tay nghề lao động và bảo vệ sức khoẻ công dân. Vốn đăng ký 100.000 USD trở lên.
- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Vốn đăng ký 500.000 USD trở lên.
- Công trình sản xuất nguyên liệu,chi tiết, bộ phận và vật liệu cung ứng cho các sản xuất công nghiệp khác. Vốn đăng ký 500.000 USD trở lên.
- Dự án phát triển công nghiệp du lịch và dịch vụ quá cảnh. Vốn đăng ký 500.000 USD trở lên.
- Dự án sản xuất vật liệu xây dựng. Đầu tư với hình thức kinh doanh. Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài tối đa không quá 70% của tổng số vốn. Vốn đăng ký 1.000.000 USD trở lên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét