(BantinForex)-Chỉ ít ngày sau khi thực hiện biểu lãi suất mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đầu tuần qua lại tiếp tục tăng lãi suất kỳ hạn 7 ngày trên thị trường mở (OMO) thêm 0,5%/năm.
Động thái này, theo nhiều đánh giá, nhằm hạn chế bớt hoạt động đầu cơ lãi suất và buộc các ngân hàng phải tập trung dòng vốn tín dụng vào đúng đối tượng.
Bơm mạnh và tăng lãi
Giao dịch vốn sôi động trên thị trường liên ngân hàng khiến lãi suất các dòng vốn trên thị trường này liên tục chứng kiến các biến động mạnh, đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn. Đến cuối tuần qua theo số liệu của NHNN, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đạt xấp xỉ 128.880 tỉ VND với các giao dịch chủ yếu phát sinh ở các kỳ hạn qua đêm và một tuần. Ở dòng vốn USD, giao dịch ở kỳ hạn qua đêm đạt doanh số tới 1.423 triệu USD, tương đương 46% doanh số giao dịch cả tuần. Thường chiếm doanh số giao dịch lớn, lãi suất các kỳ hạn qua đêm và một tuần trên thị trường liên ngân hàng cũng liên tục biến động, phản ảnh cung cầu vốn thực tế giữa các ngân hàng. Riêng ở kỳ hạn qua đêm, sau thời điểm giảm xuống dưới 10% trong những ngày cuối năm 2010, lãi suất ở kỳ hạn này trong tuần đầu tiên của năm 2011 (3-7.1.2011) tăng vọt lên mức 11,4%.
Trong khi đó trên thị trường mở, nối tiếp tuần cuối của năm 2010, NHNN trong tuần qua tiếp tục bơm ròng tuần thứ hai liên tiếp với giá trị trên 2.400 tỉ đồng nhằm hỗ trợ duy trì thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM). Cùng với mức bơm ròng không lớn, NHNN ngày 10.1 cũng quyết định nâng mức lãi suất cho vay qua OMO ở kỳ hạn 7 ngày từ 10,5%/năm lên 11%/năm. Đây là lần nâng lãi suất cho vay thứ năm ở kỳ hạn này trong vòng hơn 3 tháng. Trước đó vào ngày 5.11.2010, lãi suất kỳ hạn 7 ngày chỉ mới được nâng lên mức 8,75%/năm.
Các điều chỉnh mới này của NHNN, theo đánh giá của CTCK Bảo Việt (BVSC), sẽ nhằm hạn chế bớt hoạt động đầu cơ lãi suất của một số ngân hàng. Cụ thể sẽ hạn chế hiện tượng một số ngân hàng có tiềm lực vốn lớn đi vay trên thị trường OMO và cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng hưởng chênh lệch lãi suất. Qua đó buộc các ngân hàng này phải tập trung vốn để phát triển tín dụng doanh nghiệp. Thêm vào đó theo BVSC, mức lãi suất cao hơn cũng buộc các ngân hàng phải cân nhắc kỹ hơn khi muốn vay vốn đồng thời góp phần loại bỏ hiện tượng các ngân hàng không thật sự thiếu thanh khoản cũng vay qua OMO, gây ảnh hưởng đến những đơn vị cần vốn thực sự.
Dồn vốn vào sản xuất
Cùng với việc giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng xuống còn 23% cho cả năm 2010, NHNN vẫn liên tục phát đi tín hiệu yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung các nguồn vốn kết hợp với điều chỉnh mạnh cơ cấu tín dụng để tăng khối lượng vốn và tỉ trọng cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu. Cũng như dự trữ hàng phục vụ Tết Nguyên đán Tân Mão, cho vay khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt và chi phí sản xuất có hiệu quả của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các nội dung này không khác nhiều so với định hướng được NHNN đưa ra trước đó, trong đó yêu cầu các TCTD giảm dần cơ cấu tín dụng đối với nhóm phi sản xuất trong các tháng cuối năm 2010. Thực tế trong suốt nhiều tuần qua, lãi suất huy động cũng như cho vay VND gần như không hề có điều chỉnh đáng chú ý nào. Ở thời điểm hiện nay, mặt bằng lãi suất phổ biến vẫn ở mức 12,5-14,5%/năm đối với cho vay ngắn hạn nông nghiệp nông thôn và xuất khẩu, 15-18%/năm đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác và cao nhất đối với lĩnh vực phi sản xuất, 18-20%/năm.
Dự báo sẽ rất khó để hy vọng về một chính sách tiền tệ nới lỏng sớm, BVSC cũng cho rằng, tiếp tục thắt chặt tiền tệ hơn nữa khi mà mặt bằng lãi suất đã ở mức khá cao sẽ mang đến nguy cơ phá sản cho hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ. BVSC nhận định, lãi suất trong những ngày giáp Tết âm lịch có thể tăng nhưng không đột biến, lạm phát đã ở giai đoạn cuối của đà tăng và CPI sẽ sớm giảm tốc sau Tết âm lịch. Do đó, mọi hoạt động thắt chặt tiền tệ vào lúc này có khả năng dẫn đến nguy cơ thiếu vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự báo về lãi suất trong thời gian tới, TGĐ Techcombank – ông Nguyễn Đức Vinh - cũng cho rằng, lãi suất sẽ ổn định ở mức hợp lý và quan hệ cung cầu sẽ quyết định lãi suất cho vay trên thị trường. Song dù có điều chỉnh theo hướng nào, các ngân hàng vẫn phải đảm bảo mức chênh lệch giữa giá vốn đầu vào và đầu ra ở mức 3-3,5% mới mong có lãi.
Động thái này, theo nhiều đánh giá, nhằm hạn chế bớt hoạt động đầu cơ lãi suất và buộc các ngân hàng phải tập trung dòng vốn tín dụng vào đúng đối tượng.
Bơm mạnh và tăng lãi
Giao dịch vốn sôi động trên thị trường liên ngân hàng khiến lãi suất các dòng vốn trên thị trường này liên tục chứng kiến các biến động mạnh, đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn. Đến cuối tuần qua theo số liệu của NHNN, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đạt xấp xỉ 128.880 tỉ VND với các giao dịch chủ yếu phát sinh ở các kỳ hạn qua đêm và một tuần. Ở dòng vốn USD, giao dịch ở kỳ hạn qua đêm đạt doanh số tới 1.423 triệu USD, tương đương 46% doanh số giao dịch cả tuần. Thường chiếm doanh số giao dịch lớn, lãi suất các kỳ hạn qua đêm và một tuần trên thị trường liên ngân hàng cũng liên tục biến động, phản ảnh cung cầu vốn thực tế giữa các ngân hàng. Riêng ở kỳ hạn qua đêm, sau thời điểm giảm xuống dưới 10% trong những ngày cuối năm 2010, lãi suất ở kỳ hạn này trong tuần đầu tiên của năm 2011 (3-7.1.2011) tăng vọt lên mức 11,4%.
Trong khi đó trên thị trường mở, nối tiếp tuần cuối của năm 2010, NHNN trong tuần qua tiếp tục bơm ròng tuần thứ hai liên tiếp với giá trị trên 2.400 tỉ đồng nhằm hỗ trợ duy trì thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM). Cùng với mức bơm ròng không lớn, NHNN ngày 10.1 cũng quyết định nâng mức lãi suất cho vay qua OMO ở kỳ hạn 7 ngày từ 10,5%/năm lên 11%/năm. Đây là lần nâng lãi suất cho vay thứ năm ở kỳ hạn này trong vòng hơn 3 tháng. Trước đó vào ngày 5.11.2010, lãi suất kỳ hạn 7 ngày chỉ mới được nâng lên mức 8,75%/năm.
Các điều chỉnh mới này của NHNN, theo đánh giá của CTCK Bảo Việt (BVSC), sẽ nhằm hạn chế bớt hoạt động đầu cơ lãi suất của một số ngân hàng. Cụ thể sẽ hạn chế hiện tượng một số ngân hàng có tiềm lực vốn lớn đi vay trên thị trường OMO và cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng hưởng chênh lệch lãi suất. Qua đó buộc các ngân hàng này phải tập trung vốn để phát triển tín dụng doanh nghiệp. Thêm vào đó theo BVSC, mức lãi suất cao hơn cũng buộc các ngân hàng phải cân nhắc kỹ hơn khi muốn vay vốn đồng thời góp phần loại bỏ hiện tượng các ngân hàng không thật sự thiếu thanh khoản cũng vay qua OMO, gây ảnh hưởng đến những đơn vị cần vốn thực sự.
Dồn vốn vào sản xuất
Cùng với việc giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng xuống còn 23% cho cả năm 2010, NHNN vẫn liên tục phát đi tín hiệu yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung các nguồn vốn kết hợp với điều chỉnh mạnh cơ cấu tín dụng để tăng khối lượng vốn và tỉ trọng cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu. Cũng như dự trữ hàng phục vụ Tết Nguyên đán Tân Mão, cho vay khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt và chi phí sản xuất có hiệu quả của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các nội dung này không khác nhiều so với định hướng được NHNN đưa ra trước đó, trong đó yêu cầu các TCTD giảm dần cơ cấu tín dụng đối với nhóm phi sản xuất trong các tháng cuối năm 2010. Thực tế trong suốt nhiều tuần qua, lãi suất huy động cũng như cho vay VND gần như không hề có điều chỉnh đáng chú ý nào. Ở thời điểm hiện nay, mặt bằng lãi suất phổ biến vẫn ở mức 12,5-14,5%/năm đối với cho vay ngắn hạn nông nghiệp nông thôn và xuất khẩu, 15-18%/năm đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác và cao nhất đối với lĩnh vực phi sản xuất, 18-20%/năm.
Dự báo sẽ rất khó để hy vọng về một chính sách tiền tệ nới lỏng sớm, BVSC cũng cho rằng, tiếp tục thắt chặt tiền tệ hơn nữa khi mà mặt bằng lãi suất đã ở mức khá cao sẽ mang đến nguy cơ phá sản cho hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ. BVSC nhận định, lãi suất trong những ngày giáp Tết âm lịch có thể tăng nhưng không đột biến, lạm phát đã ở giai đoạn cuối của đà tăng và CPI sẽ sớm giảm tốc sau Tết âm lịch. Do đó, mọi hoạt động thắt chặt tiền tệ vào lúc này có khả năng dẫn đến nguy cơ thiếu vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự báo về lãi suất trong thời gian tới, TGĐ Techcombank – ông Nguyễn Đức Vinh - cũng cho rằng, lãi suất sẽ ổn định ở mức hợp lý và quan hệ cung cầu sẽ quyết định lãi suất cho vay trên thị trường. Song dù có điều chỉnh theo hướng nào, các ngân hàng vẫn phải đảm bảo mức chênh lệch giữa giá vốn đầu vào và đầu ra ở mức 3-3,5% mới mong có lãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét