Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Sổ tay các chỉ số kinh tế cơ bản (phần 2)

8. Existing Home Sales – Doanh số bán nhà sẵn có
Định nghĩa: Báo cáo này tính toán tỉ lệ bán nhà không sở hữu hoàn toàn. Nó được xem như là chỉ số hoạt động trong lĩnh vực nhà ở.
Ý nghĩa: Nó cung cấp tiêu chuẩn đánh giá không chỉ cho nhu cầu nhà ở mà còn là bước chuyển kinh tế. Mọi người phải có khả năng tài chính vững vàng khi mua một ngôi nhà.
Nguồn: Hiệp hội bất động sản quốc gia
Thời điểm phát hành: 10h sáng (10h tối giờ Việt Nam) ngày 25 hàng tháng (hoặc ngày giao dịch đầu tiên sau đó). Dữ liệu lấy từ tháng trước.
Mật độ: hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng cho tháng trước đó. Những xét duyệt đó có thể là đối tượng cho những thay đổi quan trọng. Cũng có kiểm tra hằng năm cho 3 năm trước đó. Mốc chuẩn là 10 năm.

9. Gross Domestic Product (GDP) – Tổng sản lượng nội địa
Định nghĩa: GDP tính toán giá trị đồng dollar của tất cả các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong biên giới Liên bang Mỹ, bất chấp các sản phẩm và dịch vụ thuộc sở hữu của ai hay quốc tịch của người lao động sản xuất ra hàng hóa đó.
Số liệu cho cả đồng tiền thực và ảo. Nhà đầu tư luôn theo dõi tỉ lệ tăng trưởng thật vì nó điều chỉnh mức độ lạm phát.
Ý nghĩa: Đây là thước đo nền kinh tế tốt nhất. GDP tăng trưởng tốt là từ 2% – 2.5% (khi tỉ lệ thất nghiệp trong khoản 5.5% – 6.0%) Chuyển sang khả năng hợp tác kiếm tiền, đó là dấu hiệu tốt cho thị trường chứng khoán.
Mức tăng trưởng GDP cao làm đẩy nhanh tốc độ lạm phát, trong khi mức tăng GDP thấp là biểu hiện của một nền kinh tế yếu kém.
Cơ quan phát hành: Cục phân tích kinh tế, Bộ Thương mại Mỹ
Thời điểm phát hành: tuần thứ 3 hoặc thứ 4 trong tháng của quý được ưu tiên, với những xét duyệt từ tháng 2 và 3 trong quý.
Mật độ: theo quý
Xét duyệt: Những đánh giá được đưa ra trong tháng thứ 2 và thứ 3 của quý dựa trên những thông tin hoàn chỉnh. Dữ liệu chuẩn và những yếu tố mới thay đổi theo mùa được giơi thiệu trong tháng 7 với dữ liệu của quý 2. Nó có hiệu lực nhất 3 năm và cũng khá quan trọng.

10. Housing Starts and Building Permits – Bắt đầu xây nhà và giấy phép công trình
Định nghĩa: Là số lượng nhà ở được xây dựng hằng tháng.
Ý nghĩa: Dùng để dự đóan sự thay đổi của GDP. Trong khi đầu tư nhà ở chiếm 4% GDP, tính không ổn định của nó chiếm phần nhiều hơn trong sự thay đổi GDP trong thời gian tương đối ngắn.
Nguồn: Bộ phận tính toán của Bộ thương mại
Thời điểm phát hành: khỏang ngày 16 của tháng, lúc 8h30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.
Mật độ: hàng tháng
Xét duyệt: Dữ liệu được xét duyệt hàng tháng lầy từ 2 tháng trước đó để kết hợp thông tin chặt chẽ hơn. Những yếu tố mới thay đổi theo mùa được giới thiệu trong thág 2 với những thông tin có được từ tháng 1. Nó có hiệu lực ít nhất 3 năm, và không quan trọng lắm.

11. Industrial Production and Capacity Utilization – Sản xuất công nghiệp và công nghiệp phục vụ công cộng
Định nghĩa: chỉ số sản xuất công nghiệp là một chuỗi đo lường trọng lượng sản phẩm của các ngành sản xuật vật chất, khai khóang và ngành công nghiệp phục vụ công cộng. Capacity utilization đo lường tỉ lệ giữa năng suất sử dụng đất và công cụ lao động được dùng trong các ngành công nghiệp nói trên.
Ý nghĩa: trong một nển kinh tế, khu vực công nghiệp chiếm khoảng 25% GDP, vì thế GDP thay đổi chủ yếu do tác động của khu vực công nghiệp. Do đó, sự biến đổi chỉ số sản xuất công nghiệp cung cấp những thông tin bổ ích về tình hình tăng trưởng hiện tại của GDP.
Các nhà đầu tư sử dụng chỉ số này như một chỉ báo lạm phát. Khi chỉ báo này tăng cao trên 85% tức là nguy cơ lạm phát xuất hiện.
Cơ quan phát hành: Uỷ ban điều hành Hệ thống dự trữ Liên bang
Thời điểm phát hành: vào khoảng 9:15 sáng ngày 15 hàng tháng (9h15 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu thu thập của tháng trước đó.
Mật độ phát hành: hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng so với 3 tháng trước đó nhằm giúp phản ánh thông tin hoàn chỉnh hơn. Các nhân tố điều chỉnh theo mùa sẽ được công bố vào tháng 12. Sự xét duyệt này ảnh hưởng tới dữ liệu của ít nhất 3 năm và tầm quan trọng là vừa phải.
12. Initial Claims
Định nghĩa: một chỉ số của chính phủ nhằm theo dõi số lượng người than phiền để xác định tình hình bảo hiểm thất nghiệp.
Ý nghĩa: các nhà đầu tư sử dụng đường trung bình trượt 4 tuần của chỉ số này để dự đoán xu hướng của thị trường lao động. Sự dịch chuyển của 30,000 (hoặc hơn) than phiền báo hiệu tình hình tăng trưởng việc làm ổn định. Nên nhớ rằng số lượng than phiền càng thấp thì thị trường việc làm càng vững mạnh và ngược lại.
Cơ quan phát hành: ban điều phối đào tạo và việc làm của Bộ Lao động.
Thời điểm phát hành: 8:30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam), thứ năm. Dữ liệu thu thập trong 1 tuần và kết thúc trước ngày thứ bảy
Mật độ phát hành: hàng tuần
Xét duyệt: đối chiếu số liệu với số liệu tuần trước được công bố vào thứ năm hàng tuần. Tầm quan trọng ở mức độ vừa phải.

13. ISM Manufacturing Index – Chỉ số sản xuất ISM
Định nghĩa: Chỉ số sản xuất ISM được xác đinh dựa trên bản khảo sát 300 giám đốc phụ trách mua hàng của các công ty trên toàn quốc, đại diện cho 20 ngành công nghiệp có liên quan tới hoạt động sản xuất. nó bao gồm những chỉ báo liên quan đến các đơn hàng mới, sản xuất, việc làm, tồn kho, giao nhận, giá cả và đơn hàng xuất nhập khẩu.
Ý nghĩa: chỉ số này được xem là dẫn đầu trong số tất cả các chỉ số sản xuất. nếu chỉ số này đạt giá trị trên 50% sẽ được coi là có dấu hiệu của sự phát triển mở rộng trong khu vực sản xuất và sự vững mạnh của nền kinh tế, trong khi một giá trị dưới 50 sẽ được liên hệ tới sự giảm sút hoặc thu hẹp.
Thêm vào đó, các thành phần thay thế khác của chỉ số cũng chứa đựng nhiều thông tin hữu ích về hoạt động sản xuất. các bộ phận của ngành sản xuất thì liên quan đến sản xuất công nghiệp, những đơn đặt hàng mới có liên quan tới những đơn đặt hàng lâu dài, việc làm sẽ liên quan tới bảng lương, giá thành sẽ liên quan tới giá sản xuất, đơn hàng xuất khẩu liên quan tới xuất khẩu mậu dịch, còn đơn hàng nhập khẩu liên quan tới nhập khẩu mậu dịch.
Chỉ số này sẽ điều chỉnh khác nhau tuỳ thuộc vào từng thời kỳ nhất định trong năm, sự khác biệt đó rơi vào các kỳ nghỉ lễ hoặc do sự thay đổi thể chế.
Cơ quan phát hành: Viện Quản trị Cung cấp, nguyên là NAPM (Hiệp hội các Giám đốc phụ trách thu mua Quốc gia)
Thời điểm phát hành: 10:00 sáng (ET) của ngày làm việc đầu tiên trong tháng. Dữ liệu của tháng trước đó.
Mật độ phát hành: Hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu không được xét duyệt

14. ISM Services Index – Chỉ số dịch vụ ISM
Định nghĩa: chỉ số này cũng được xem là chỉ số ISM không bao gồm sản xuất. ISM service dựa trên kết quả khảo sát 370 chuyên viên phụ trách mua hàng trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm: tài chính, bảo hiểm, bất động sản, truyền thông và các ngành phục vụ công cộng. chỉ số này báo cáo hoạt động kinh doanh của khu vực dịch vụ.
Ý nghĩa: nếu chỉ số có giá trị trên 50% tức là các thành phần không thuộc khu vực sản xuất vật chất của nền kinh tế đang phát triển tốt, còn nếu dưới 50% thì các ngành này đang có dấu hiệu suy giảm.
Chỉ số này sẽ thay đổi vào các thời kỳ khác nhau trong năm, sự khác biệt xuất hiện trong các ngày lễ hay do có sự thay đổi thể chế.
ISM service chỉ vừa mới ra đời vào năm 1997 nên chưa được các nhà đầu tư quan tâm nhiều bằng chỉ số sản xuất ISM đã xuất hiện từ những năm 40.
Cơ quan phát hành: Viện Quản trị Cung cấp, nguyên là NAPM (Hiệp hội các Giám đốc phụ trách thu mua Quốc gia)
Thời điểm phát hành: 10:00 sáng (10h tối giờ Việt Nam)ngày làm việc thứ ba vủa tháng. Dữ liệu của tháng trước.
Mật độ phát hành: Hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu này không được xét duyệt.

Xem tiếp phần III tại đây: http://www.bantinforex.net/2011/01/so-tay-cac-chi-so-kinh-te-co-ban-phan-3.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến