( BantinForex.net)-Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cho biết, trong quý 4 vừa qua, dự trữ ngoại hối của nước này được bổ sung thêm 199 tỷ USD, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1996.
ECB và IMF lạc quan về tiến trình phục hồi của kinh tế toàn cầu
Phát biểu tại Hội nghị kinh tế toàn cầu đang diễn ra tại Basel - Thụy Sỹ, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet và Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), John Lipsky đã lạc quan cho rằng tiến trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra tốt hơn mọi dự báo.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cũng đưa ra cảnh báo chính tiến trình phục hồi lạc quan này đã làm tăng sức ép lạm phát, đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển mới nổi hiện là động lực đưa nền kinh tế thế giới ra khỏi khủng hoảng.
Trung Quốc quyết tâm chống tham nhũng
Phái biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng vấn đề tham nhũng cần phải được giải quyết nhằm đảm bảo công bằng xã hội vì đây là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến lợi ích công cộng.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho biết “ Cần nỗ lực tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân nhằm đảm bảo nhân dân đóng vai trò tích cực hơn trong đấu tranh chống tham nhũng. Ông Hồ Cẩm Đào cam kết chống tham nhũng một cách nghiêm túc, nghiêm khắc trừng phạt quan chức tham nhũng để lấy lại niềm tin trong dân và đảm bảo ổn định xã hội.”
Mỹ: Niềm tin vào các doanh nghiệp nhỏ tháng 12 giảm
Niềm tin vào các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ tháng 12 giảm lần đầu tiên trong 5 tháng, dấu hiệu cho thấy sự hồi phục kinh tế cần phải có thời gian. Chỉ số lạc quan của khu vực kinh doanh độc lập liên bang giảm xuống còn 92,6 so với 93,2 trong tháng 11. 4 trong số 10 chỉ số thành phần cũng giảm, đưa ra một viễn cảnh kinh tế u ám.
Chỉ số này giảm cho thấy phục hồi kinh tế vẫn chưa đủ để giảm thiểu lạm phát đã vượt 9% đồng thời góp phần giải thích tại sao các nhà tạo lập chính sách của Fed lại tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng lần thứ 2 và duy trì lãi suất đi vay ở mức thấp kỉ lục.
The Economist: kinh tế Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn
Phòng phân tích thông tin kinh tế thuộc tạp chí The Economist cho rằng, mặc dù nguy cơ suy thoái kép đã phần nào được đẩy lùi, song nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Những thách thức đó liên quan trực tiếp tới các vấn đề tạo việc làm, tình hình tài chính công, chính sách tiền tệ, thị trường địa ốc và giá đồng USD.
Đối với vấn đề tạo việc làm, EIU cho rằng, trong năm 2010, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 2,8% và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức báo động 9,8% trong tháng 11. Ngành công nghiệp mới hoạt động ở mức 75% công suất, so với mức trên 80% trước khủng hoảng.
Nhật Bản: dự trữ ngoại hối giảm tháng thứ hai liên tiếp
Bộ Tài chính Nhật Bản công bố dự trữ ngoại hối của nước này giảm tháng thứ hai liên tiếp, xuống 1.096 tỷ USD trong tháng 12. Các chuyên gia kinh tế cho biết, sự sụt giảm diễn ra tại thời điểm các mối quan ngại về nền kinh tế Mỹ được xoa dịu, sau hàng loạt các số liệu kinh tế vĩ mô khả quan gần đây.
Bộ Tài chính Bồ Đào Nha thông báo không có ý định tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài
Bộ trưởng Bộ Tài chính Bồ Đào Nha, Ferrnando Teixeira dos Santos, thông báo nước này không có ý định tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để giải quyết vấn đề nợ công và sẽ làm mọi việc để tránh một kết cục như vậy. "Gói bảo lãnh vỡ nợ từ bên ngoài dành cho Bồ Đào Nha sẽ hủy hoại nghiêm trọng uy tín của nước này và Lisbon sẽ phải mất nhiều năm lấy lại được danh tiếng."- ông nói.
Trung Quốc lập kỷ lục mới về dự trữ ngoại tệ
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn số liệu từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cho biết, trong quý 4 vừa qua, dự trữ ngoại hối của nước này được bổ sung thêm 199 tỷ USD, mức tăng mạnh nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu theo dõi số liệu này vào năm 1996.
Bên cạnh đó, vốn tín dụng cấp mới bằng đồng Nhân dân tệ của các ngân hàng thương mại Trung Quốc trong năm qua đạt mức 7,95 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 1,2 nghìn tỷ USD, so với mục tiêu 7,5 nghìn tỷ Nhân dân tệ mà Bắc Kinh đề ra.
ECB và IMF lạc quan về tiến trình phục hồi của kinh tế toàn cầu
Phát biểu tại Hội nghị kinh tế toàn cầu đang diễn ra tại Basel - Thụy Sỹ, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet và Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), John Lipsky đã lạc quan cho rằng tiến trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra tốt hơn mọi dự báo.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cũng đưa ra cảnh báo chính tiến trình phục hồi lạc quan này đã làm tăng sức ép lạm phát, đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển mới nổi hiện là động lực đưa nền kinh tế thế giới ra khỏi khủng hoảng.
Trung Quốc quyết tâm chống tham nhũng
Phái biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng vấn đề tham nhũng cần phải được giải quyết nhằm đảm bảo công bằng xã hội vì đây là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến lợi ích công cộng.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho biết “ Cần nỗ lực tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân nhằm đảm bảo nhân dân đóng vai trò tích cực hơn trong đấu tranh chống tham nhũng. Ông Hồ Cẩm Đào cam kết chống tham nhũng một cách nghiêm túc, nghiêm khắc trừng phạt quan chức tham nhũng để lấy lại niềm tin trong dân và đảm bảo ổn định xã hội.”
Mỹ: Niềm tin vào các doanh nghiệp nhỏ tháng 12 giảm
Niềm tin vào các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ tháng 12 giảm lần đầu tiên trong 5 tháng, dấu hiệu cho thấy sự hồi phục kinh tế cần phải có thời gian. Chỉ số lạc quan của khu vực kinh doanh độc lập liên bang giảm xuống còn 92,6 so với 93,2 trong tháng 11. 4 trong số 10 chỉ số thành phần cũng giảm, đưa ra một viễn cảnh kinh tế u ám.
Chỉ số này giảm cho thấy phục hồi kinh tế vẫn chưa đủ để giảm thiểu lạm phát đã vượt 9% đồng thời góp phần giải thích tại sao các nhà tạo lập chính sách của Fed lại tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng lần thứ 2 và duy trì lãi suất đi vay ở mức thấp kỉ lục.
The Economist: kinh tế Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn
Phòng phân tích thông tin kinh tế thuộc tạp chí The Economist cho rằng, mặc dù nguy cơ suy thoái kép đã phần nào được đẩy lùi, song nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Những thách thức đó liên quan trực tiếp tới các vấn đề tạo việc làm, tình hình tài chính công, chính sách tiền tệ, thị trường địa ốc và giá đồng USD.
Đối với vấn đề tạo việc làm, EIU cho rằng, trong năm 2010, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 2,8% và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức báo động 9,8% trong tháng 11. Ngành công nghiệp mới hoạt động ở mức 75% công suất, so với mức trên 80% trước khủng hoảng.
Nhật Bản: dự trữ ngoại hối giảm tháng thứ hai liên tiếp
Bộ Tài chính Nhật Bản công bố dự trữ ngoại hối của nước này giảm tháng thứ hai liên tiếp, xuống 1.096 tỷ USD trong tháng 12. Các chuyên gia kinh tế cho biết, sự sụt giảm diễn ra tại thời điểm các mối quan ngại về nền kinh tế Mỹ được xoa dịu, sau hàng loạt các số liệu kinh tế vĩ mô khả quan gần đây.
Bộ Tài chính Bồ Đào Nha thông báo không có ý định tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài
Bộ trưởng Bộ Tài chính Bồ Đào Nha, Ferrnando Teixeira dos Santos, thông báo nước này không có ý định tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để giải quyết vấn đề nợ công và sẽ làm mọi việc để tránh một kết cục như vậy. "Gói bảo lãnh vỡ nợ từ bên ngoài dành cho Bồ Đào Nha sẽ hủy hoại nghiêm trọng uy tín của nước này và Lisbon sẽ phải mất nhiều năm lấy lại được danh tiếng."- ông nói.
Trung Quốc lập kỷ lục mới về dự trữ ngoại tệ
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn số liệu từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cho biết, trong quý 4 vừa qua, dự trữ ngoại hối của nước này được bổ sung thêm 199 tỷ USD, mức tăng mạnh nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu theo dõi số liệu này vào năm 1996.
Bên cạnh đó, vốn tín dụng cấp mới bằng đồng Nhân dân tệ của các ngân hàng thương mại Trung Quốc trong năm qua đạt mức 7,95 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 1,2 nghìn tỷ USD, so với mục tiêu 7,5 nghìn tỷ Nhân dân tệ mà Bắc Kinh đề ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét