Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

Các nền kinh tế mới nổi đang chống chọi với lạm phá

Giá cả tăng, đặc biệt là thực phẩm, đe dọa động lực cho sự phát triển tại các nền kinh tế đang nổi lên; Một điều hoàn toàn trái ngược với phương Tây.

Lạm phát đang lan tràn tại các nền kinh tế mới nổi lớn nhất trên thế giới, để lại đằng sau nó là những tranh cãi về động lực cho sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu những năm vừa qua.
Ngân hàng trung ương các của các nước BRIC – bao gồm Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ, vốn chiếm gần 1/5 hoạt động kinh tế toàn cầu – đều đã tăng lãi suất trong mấy tuần vừa qua, và đang thử áp dụng các biện pháp kỳ lạ nhất để kìm hãm sự tăng giá , đặc biệt là đối với thực phẩm. Ấn Độ và Nga  theo thứ tự đã cấm xuất khẩu hành và lúa mì, trong khi Trung Quốc hứa sẽ kiểm soát giá cả một số mặt hàng chẳng hạn như dầu ăn.
Hôm thứ 6, Brazil tuyên bố rằng tỷ lệ lạm phát năm 2010 đã tăng lên 5,9%, mức cao nhất trong vòng 6 năm, làm tăng khả năng nước này sẽ tiếp tục tăng lãi suất vốn đã ở trên trời của mình, vốn sẽ làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế.
Chắc chắn rằng, mức lạm phát một con số của Brazil còn xa mới đạt đến mức siêu lạm phát mà nước này đã trải qua hồi đầu những năm 1990s. Và một số nhà phân tích cho rằng sự lo ngại về tình hình lạm phát của các nền kinh tế mới nổi đã bị cường điệu hóa, với mức lạm phát hiện tại đang ở mức thấp hơn nhiều so với thời điểm trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, khi giá cả lên mức cao nhất.
Tuy nhiên, lạm phát gia tăng cũng khiến cho các quan chức từ Bắc Kinh đến New Delhi phải đau đầu, cùng với quan ngại tằng giá thực phẩm tăng tại các quốc gia – phần lớn còn nghèo – sẽ gây bất ổn cho xã hội.
Nicholas Kwan, kinh tế gia tại Standard Chartered Hồng Kông phát biểu: “Lạm phát là một trong những nguy cơ lớn nhất trong năm nay.”
Tình hình giá cả tăng tốc tại các nước đang phát triển hoàn toàn trái ngược với mức lạm phát thấp tại châu Âu và Mỹ và giảm phát tại Nhật Bản. Sự khác biệt này là kết quả của sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ tại các nền kinh tế mới nổi so với tình hình tăng trưởng chậm chạp tại phương Tây.
Các nhà kinh tế cho rằng sự phân hóa này làm phát phức tạp thêm nỗ lực chống lạm phát của các nước đang phát triển.
Các lãnh đạo tại Brazil và các nước khác phàn nàn tằng quyết định bơm thêm 600 tỷ USD vào nền kinh tế của Fed đã làm tăng lạm phát và bong bóng tài sản bằng cách làm đồng dollar yếu đi. Hôm thứ 6, chủ tịch Fed Ben Bernanke phát biểu rằng gói kích thích này hoàn toàn không phải là nguyên nhân gây lạm phát
Các nhà kinh tế cho rằng một sự phục hồi tốt ngoài mong đợi tại Mỹ có thể sẽ làm tăng lạm phát bằng cách đẩy nhanh lượng cầu thông qua hệ thống phân phối toàn cầu, khiến cho các nền kinh tế - vốn đã hoạt động hết công suất – trở nên quá nóng.
Brazil minh họa rõ nét cho trường hợp này. Gã khổng lồ Nam Mỹ đang có mức lãi suất cao vào loại nhất thế giới nhằm kiềm chế lạm phát trong khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế gần đạt mức 7%, và thừa nhận đã tăng chi tiêu công nhằm hỗ trợ cho người nghèo.
Mức lãi suất 10,75% đã thu hút làn sóng ào ạt các nhà đầu cơ từ Mỹ và Nhật Bản, nơi mà chính sách tiền tệ đang được nới lỏng để thúc đẩy phát triển.
Kết quả là, đồng real của Brazil đã tăng hơn 35% so với đồng dollar Mỹ kể từ năm 2009, khiến cho hàng xuất khẩu trở nên kém hấp dẫn và gây trở ngại cho sản xuất trong nước với việc hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn. Để tránh việc tăng thêm lãi suất, Brazil đang cố găng sử dụng các biện pháp khác chẳng hạn như hạn chế tín dụng bằng cách tăng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.
Vấn đề này là một thử thách quan trọng cho chính phủ mới của tổng thống Dilma Rousseff. Với việc bà Rousseff tranh cử với chủ trương tăng chi tiêu cho phúc lợi, bà hiện tại đang phải cân nhắc một sự liều lĩnh về mặt chính trị với việc hạn chế chi tiêu nhằm giảm thâm hụt ngân sách và hạ nhiệt nền kinh tế.
Giá cả tăng nhanh tại cá quốc gia đang phát triển, đặc biệt là thực phẩm, có thể gây nên ảnh hưởng lớn. Bởi thu nhập thấp hơn so với các nước phát triển, thực phẩm và năng lượng góp phần quan trọng trong chi tiêu của các hộ gia đình – và hầu hết các chính sách về lạm phát của các thị trường đang lên. Giá cả thế giới đạt mức cao nhất từ trước tới nay vào tháng 12, theo số liệu của Liên hợp quốc.
Những dấu hiệu đều cho thấy giá cả không hề có xu hướng giảm xuống như người ta mong đợi, và sự hoang mang do giá cả gia tăng này đang ngày một lan rộng tại một số nước. Chỉ số giá tiêu dùng ở mức 5,1% của Trung Quốc hồi tháng 11 chịu ảnh hưởng phần lớn từ giá thực phẩm, vốn đã tăng 11,7%. Nhưng  tỷ lệ lạm phát cơ cấu, vốn loại trừ năng lượng và thực phẩm, cũng tăng lên 1,9% so với năm ngoái.
Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp để kiềm chế lạm phát, bao gồm cả hai lần tăng lãi suất, một lần tăng giá đồng tiền, thắt chặt cho vay, kiểm soát giá cả, và các nỗ lực để ngăn chặn việc đầu cơ thực phẩm trái phép. Các quan chức Trung Quốc đã tỏ thái độ rằng họ sẽ tiếp tục thắt chặt cho đến khi kiểm soát được lạm phát.
Tại Ấn Độ, nơi mà giá cả thực phẩm leo thang là nguyên nhân làm tăng lạm phát trong năm 2010, các kỳ vọng cho rằng việc thu hoạch lúa gạo và các mặt hàng thiết yếu khác sẽ xoa dịu được các áp lực hiện tại. Nhưng các số liệu mới nhất của chính phủ cho thấy tình hình lương thực đã không được giải quyết và giá lương thực tại Ấn Độ đã tăng 18% vào tuần giáng sinh, theo như các số liệu công bố vào tuần qua. Các kinh tế gia cho rằng ngân hàng trung ương Ấn Độ, sau khi tăng lãi suất sáu lần trong năm 2010, sẽ đưa ra quyết định thắt chặt các chính sách trong cuộc họp thường kỳ vào ngày 25/1 tới.
Hôm thứ năm, IMF đưa ra thông báo cho thấy nền kinh tế Ấn Độ được dự đoán sẽ tăng trưởng 8,75% trong một năm kết thúc vào ngày 31/3 tới. Nhưng tình hình lạm phát đang đe dọa sẽ xói mòn các lợi ích mà nền kinh tế mang lại cho hàng trăm triệu người nghèo và có mức sống thấp ở Ấn Độ. Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp kìm hãm sự tăng giá lương thực, chẳng hạn như cấm xuất khẩu hành.
Còn nữa, các quan chức của các nền kinh tế mới nổi lo ngại rằng tăng giá sẽ gây tổn hại đến mức độ tín nhiệm và các ngân hàng trung ương khó khăn lắm mới giành được, và sẽ lăm tăng kỳ vọng về mức lạm phát tăng cao trong dân chúng.
Tại Nga, hạn hán đang khiến giá lúa mỳ tăng chóng mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch giữ mức lạm phát 6% đến 7% của chính phủ.
Tại các nền kinh tế mới nổi khác, giá cả cũng đang tăng nhanh hơn dự kiến trong những tháng cuối năm 2010. Peru bất ngờ tăng lãi suất, Mexico thông báo mức lạm phát 4,4%. Thái Lan có thể tăng lãi suất trong tuần tới. Hàn Quốc cho biết đã đưa ra gói chính sách kìm hãm đà tăng giá. Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Indonesia chạm mức 7% trong tháng 12, cao nhất trong vòng 20 tháng.

 Wall Street Journal

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến