Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

Danh mục nào sẽ được quan tâm?

"Nhóm cổ phiếu khoáng sản: Đây là nhóm có tài sản lớn và thường hàm chứa đột biến do thông tin về trữ lượng. Xuất khẩu ròng nên được lợi về tỷ giá; được các NĐT yêu thích và thường có sóng lớn trong TTCK."
Biến động giá gần nhất 550 - 420 dài hơn đợt biến động 630 - 430 cho thấy, dao động của thị trường đang chậm dần để hoàn thành quá trình tạo đáy và nếu đợt này vùng giá 420 tiếp tục được giữ vững, thì xác suất phục hồi trung và dài hạn của VN-Index trở lại mốc 630 trong trung hạn và 1.170 trong dài hạn là khá cao.
Thông thường, một đợt sụt giảm 50% thường mất 1 - 2 năm để phục hồi và một đợt sụt giảm 70 - 80% như của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam năm 2007 sẽ mất từ 4 - 6 năm để hồi phục.
Thị trường đang thoát khỏi xu hướng tích lũy
Có thể dự báo sau đợt phục hồi mạnh mẽ này, VN-Index đi vào vùng tích lũy, di chuyển chậm rãi để chinh phục trở lại mốc 630 điểm trong trung hạn, và sau đó gia tăng mạnh mẽ cùng sự phục hồi của nền kinh tế để trở lại mốc 1.170 trong 2 - 3 năm sau.
Kinh tế thế giới gần như đã vượt qua mối ưu tư về nguy cơ khủng hoảng kép và hầu hết các nền kinh tế lớn đang phục hồi đà tăng trưởng. Các TTCK chính trên thế giới đang ngày càng cho thấy xu hướng tăng giá trung và dài hạn đã trở lại.
Kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà phục hồi tăng trưởng sau khủng hoảng nhưng về vĩ mô thì vẫn đang đối diện với nhiều rủi ro về tài chính - tiền tệ như nợ công cao, tín nhiệm đang bị đánh giá tiêu cực do vấn đề Vinashin và một số tập đoàn lớn khác. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất cao và tỷ giá USD/VND đang bất ổn nên TTCK Việt Nam nói chung đang đi ngược với xu hướng thế giới.
Tuy nhiên, dù lãi suất cũng như chỉ số lạm phát hiện nay đang ở mức cao, nhưng với các biện pháp quyết liệt của Chính phủ hiện nay và đặc biệt là chính sách tiền tệ - tài chính trong đầu năm tới, chúng ta có thể hy vọng chỉ số lạm phát sẽ giảm dần và kéo theo lãi suất thương mại giảm trong thời gian tới.
Đồng thời, căng thẳng về cung - cầu ngoại tệ đang được kỳ vọng sẽ giảm nhiệt sau khi nhiều công ty hoàn thành quyết toán cuối năm và thanh lý các hợp đồng vay USD, cùng với nhiều chính sách của Chính phủ nhằm ổn định thị trường ngoại hối.
Vấn đề Vinashin đang được tích cực phối hợp giải quyết và các kết quả bước đầu cho thấy Vinashin đang dần có hy vọng trở lại. Tóm lại, TTCK Việt Nam có khả năng thoát khỏi xu hướng tích lũy và tăng trưởng trở lại vào năm 2011.
Chiến lược tương lai và danh mục cần quan tâm
Xuất phát từ các phân tích trên, hiện tại nhà đầu tư (NĐT) vẫn nên ưu tiên cho hướng đầu tư vào Midcaps và Penny Stock có cơ bản tốt vì các cổ phiếu này sẽ có sức bật tốt hơn so với Blue Chips nếu xét về dài hạn. Theo đó, NĐT có thể tham khảo một số nhóm ngành cần lưu ý cho kế hoạch đầu tư 2011 như:
Nhóm cổ phiếu khoáng sản: Đây là nhóm có tài sản lớn và thường hàm chứa đột biến do thông tin về trữ lượng. Xuất khẩu ròng nên được lợi về tỷ giá; được các NĐT yêu thích và thường có sóng lớn trong TTCK.
Nhóm cổ phiếu sản xuất và kinh doanh nông sản, nguyên liệu thô (trừ thủy sản): Nông sản thuộc nhóm hàng được dự báo là tiếp tục tăng giá trên thế giới và ở Việt Nam.
Nhóm cổ phiếu cao su thiên nhiên: Cùng với đà tăng giá dài hạn của dầu, cao su cũng nằm trong kênh tăng giá tiềm năng, các công ty cao su đều có khối tài sản về đất và cao su khá lớn, nếu có dự án tốt thì rất dễ tạo ra đột biến. Tình hình tài chính của nhóm ngành này thuộc loại tốt nhất trên TTCK.
Nhóm cổ phiếu bất động sản: Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng bất động sản luôn là lĩnh vực ưu tiên trong nền kinh tế. Do đặc thù ngành, các cổ phiếu nhóm này luôn ẩn chứa tiềm năng đột biến về lợi nhuận.
Nhóm vật liệu xây dựng và xây lắp: Nhóm ngành xây lắp thường chịu áp lực nếu như nền kinh tế gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu kinh tế vĩ mô cải thiện tốt, lạm phát và lãi suất hạ thì nhóm này lại hưởng lợi khá nhiều. Ngoài ra, nếu nhóm bất động sản tăng giá tốt thì nhóm này sẽ tăng giá theo.
Nhóm vận tải thủy: Nhóm vận tải thủy là nhóm cổ phiếu có tài sản lớn về tàu, về đất đai: Mặc dù gặp cạnh tranh khốc liệt nhưng vận tải thủy là ngành ưu tiên của kinh tế Việt Nam. Nhóm vận tải thủy có ưu thế là giá cổ phiếu khá rẻ.
Nhóm cổ phiếu tài chính - đầu tư: Được yêu thích về cả ngắn hạn lẫn dài hạn và chiếm tỷ trọng khá lớn trên thị trường. Có thể thay đổi khá linh hoạt tùy theo thị trường và hưởng lợi rất lớn nếu toàn thị trường tăng giá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến