Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

FED bỏ qua khả năng giảm phát

Các quan chứng đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đều tỏ ra lạc quan về sự phục hồi của nền kinh tế nhưng không nhiều người trong số họ ủng hộ ý định thay đổi chương trình kích thích trị giá 600 tỷ USD.

Theo biên bản cuộc họp ngày 14/12 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang FOMC, những lo ngại về việc giá cả sụt giảm đã được giảm nhẹ đối với các nhà hoạch định chính sách của FED. Họ tin rằng lạm phát sẽ tăng dần nhưng duy trì ở mức dưới 2%.
Biên bản này cũng chỉ ra rằng các quan chức của FED không đặc biệt lo ngại về sự tăng giá gần đây của trái phiếu chính phủ, cho rằng lợi suất trái phiếu tăng là kết quả của tâm lý lạc quan về triển vọng nền kinh tế và sẽ không ảnh hưởng tới chương trình QE2 trị giá 600 tỷ USD. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ ngày thứ Ba dừng ở mức 3,33%, tăng từ mức 2,67% ngày 3/11/2010 khi FED công bố chương trình nới lỏng số lượng lần 2 (QE2).
Biên bản mới được công bố này cho thấy một cái nhìn mới về lạm phát và sự lạc quan của FED vào triển vọng nền kinh tế trong năm mới. Ngược lại, trong cả năm 2010, ngân hàng trung ương đã tập trung vào vấn đề liệu lạm phát có quá thấp đến mức nền kinh tế có nguy cơ rơi vào giảm phát.
Những lo lắng về giảm phát là một trong những lý do Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke thường lấy ra để bảo vệ cho quyết định trong tháng 11, bơm 600 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, FOMC không đưa ra quyết định cụ thể về việc có kéo dài chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD tới tháng 6 hay thu gọn quy mô của chương trình.
“Trong khi triển vọng nền kinh tế đang được coi là cải thiện, các thành viên nói chung cảm thấy sự thay đổi trong triển vọng nền kinh tế chưa đủ để đưa ra bất kỳ thay đổi nào đối với chương trình thu mua tài sản, và một số lưu ý rằng sẽ cần nhiều thời gian hơn để thu nhận các thông tin từ nền kinh tế trước khi xem xét bất kỳ sự điều chỉnh nào”
Trong biên bản, dù không chỉ rõ tên quan chức nào của FED nhưng có ghi một số thành viên chỉ ra rằng họ bắt đầu nghĩ đến những thay đổi cho chương trình QE2.
Các nhà kinh tế học đã bị chia rẽ về việc liệu FED có thực hiện hoàn toàn chương trình mua 600 tỷ USD trái phiếu chính phủ.
FED đã duy trì lãi suất ngắn hạn gần 0% kể từ tháng 12/2008 để giúp chi phí vay mượn rẻ hơn và hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính. Ngoài ra, từ thời gian đó cho tới tháng 3/2010, cơ quan này đã mua vào 1,7 nghìn tỷ USD các chứng khoán có liên quan tới hoạt động cho vay thế chấp và trái phiếu chính phủ để đẩy lãi suất vay thế chấp và các lãi suất dài hạn khác xuống.
Biên bản cũng lưu ý một số nguyên nhân đối với “việc lợi suất tăng đáng kể”. Các nhà đầu tư đã hạ những đánh giá của mình về giá trị thực sự mà FED sẽ đưa ra để mua trái phiếu chính phủ. Các dữ liệu kinh tế cho thấy triển vọng kinh tế đang được cải thiện. Và thỏa thuận cắt giảm thuế trị giá 858 tỷ USD giữa Tổng thống Obama và Đảng Cộng Hòa đã làm dấy lên kỳ vọng tăng trưởng trong năm mới.
Hầu hết các thành viên trong Ủy ban đều tin vào một sự tăng trưởng dần dần với sự suy giảm chậm của tỷ lệ thất nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, các thành viên lại bất đồng về những rủi ro tiềm ẩn. Một số quan chức tỏ ra lo ngại “tăng trưởng có thể diễn ra nhanh hơn kỳ vọng” và sẽ dẫn tới sự tăng cao trong kỳ vọng lạm phát, theo đó có thể tạo ra lạm phát thực sự.
Nhưng mặt khác, một số quan chức lại tỏ ra lo lắng sự phục hồi của nền kinh tế có thể chậm lại, nảy sinh từ sự suy yếu của khu vực nhà đấy, cắt giảm chi tiêu mạnh tay và việc tăng thuế ở một số bang và thành phố; cũng như tác động tiêu cực từ thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng Châu Âu.
Một công cụ đo lường lạm phát quan trọng thường được FED sử dụng là chỉ số chi tiêu dùng cá nhân, đã tăng 1,1% trong tháng 11, thấp hơn mức mục tiêu không chính thức được đề ra là quanh mức 2%.
Trong khi đó, một số thành viên cho biết giảm phát vẫn là nguy cơ, dù nguy cơ này đã “lùi xa trong những tháng gần đây”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến