Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index tiếp tục để mất 1,31 điểm, tương đương với mức giảm 0,27%, lùi về sát vùng 480 điểm. Thanh khoản tăng nhẹ hơn 2 triệu đơn vị so với phiên cuối tuần trước, song vẫn ở mức khá thấp, đạt 33,8 triệu đơn vị. Tổng giá trị giao dịch theo đó đạt 790,37 tỷ đồng. Sắc đỏ tiếp tục là màu sắc chủ đạo trên bảng điện tử vớis ố mã giảm giá đã gấp tới 4 lần so với số mã tăng giá (204 mã giảm)
Tại sàn Hà Nội, HNX-Index có phiên mất điểm thứ liên tiếp. Chốt phiên 10/1, chỉ số lùi về 107,47 điểm (▼-2,57 -2,34%). Thanh khoản tăng nhẹ và đạt gần bằng HOSE, với 31,4 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng là 592,5 tỷ đồng. Toàn sàn có tới 243 mã giảm, chỉ có 49 mã tăng giá và 21 mã đứng giá.
Không có thông tin gì đặc biệt trong phiên đầu tuần ngoại từ việc cuối tuần trước, rộ lên thông tin hạ dự trữ bắt buộc, nhưng đã bị ngân hàng nhà nước bác bỏ. Tâm lý nhà đầu tư không có nhiều thay đổi, tiếp tục mang một sự thận trọng hoặc chờ đợi một điều gì đó sẽ xảy ra đối với thị trường.
Giao dịch diễn ra tẻ nhạt và trầm lắng suốt cả phiên do sự thiếu tích cực của cả hai bên. VN-Index biến động lình xình quanh vùng 480-482 điểm. Mức giảm điểm không lớn, song ở quy mô khá rộng. Cũng không có tâm lý muốn tháo chạy của bên cầm cổ ngoại trừ sự thiếu kiên nhẫn của một số bộ phận, muốn giảm bớt tỷ trọng trong danh mục.
Những cổ phiếu có mức vốn hóa dẫn đầu thị trường vẫn giữ được mức giá xanh: BVH (+2,8%), VCB (+1%), VIC (+1%), VNM (+0,6%), DPM (+1,6%). Đà tăng của các cổ phiếu này đã giúp cho chỉ số không mất điều quá nhiều trong phiên hôm nay. Nhiều ý kiến cho rằng, VN-Index không phản ánh đúng thực chất diễn biến thị trường, khi phụ thuộc quá nhiều vào nhóm cổ phiếu lớn này, trong khi đó đại bộ phận các cổ phiếu vẫn tiếp tục để mất điểm.
Về thanh khoản, cổ phiếu STB có khối lượng giao dịch lớn nhất với hơn 2,3 triệu cổ phiếu. Tiếp đó là SSI (2,1 triệu), ITA (2 triệu), ITC (1,1 triệu). Tuy nhiên các cổ phiếu này đều có mức giảm giá khá mạnh trong phiên hôm nay. Các mã còn lại giao dịch chỉ dưới 1 triệu đơn vị.
Trái ngược với diễn biến chung, vẫn có những cổ phiếu đi ngược lại xu hướng ở phiên sáng nay. Tại HOSE, có 6 mã cổ phiếu tăng trần: HAI, PAN, SRC, HVX, TIC, VPL.
Trong đó đáng chú ý nhất là sự tăng điểm của ba cổ phiếu VPL, SRC, PAN, 3 cổ phiếu kia có mức giao dịch khá thấp. Tính từ phiên ngày 21/12 đến nay, cổ phiếu VPL đã có 14 phiên tăng điểm liên tiếp, từ mức giá 26,7 nghìn/cp đến 51 nghìn/cp, tương đương với mức tăng 91%. Trong bối cảnh thị trường èo uột như hiện nay mà VPL có mức tăng như vậy là hoàn toàn bất ngờ. Liệu có thông gì mà sức cầu vào cổ phiếu này lớn như vậy? Ngày 24/12, VPL ra thông tin sẽ phát hành thêm 25,6 triệu cổ phiếu để sáp nhập 3 công ty liên kết. Khối lượng giao dịch của VPL trong giai đoạn tăng giá ở mức khá thấp và không có sự tăng kịch trần, ngoại trừ hai phiên gần đây, lượng giao dịch đã tăng khá mạnh. Phải chăng đã có hành động đẩy giá đối với cổ phiếu này??
Hai cổ phiếu PAN và SRC cũng đã có lần lượt 3, 2 phiên tăng trần liên tiếp với khối lượng giao dịch luôn ở mức khá cao. Nhà đầu tư cần phải theo dõi sát những diễn biến của các cổ phiếu này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét