Liên minh châu Âu (EU) muốn tiền Trung Quốc để vượt qua khủng hoảng kinh tế, tiếp cận thị trường đông dân nhất thế giới...nhưng lại sợ Bắc Kinh thâu tóm các mạch máu kinh tế, công nghệ cao…
Thuận lợi
Đồng euro đang suy yếu trầm trọng, kinh tế hàng loạt thành viên EU thì tụt dốc thê thảm, đứng bên bờ vực vỡ nợ…nên EU rất cần tiền. Mà hiện tại thì chẳng ai “giàu” và “sẵn lòng” làm mạnh thường quân như Trung Quốc với kho dự trữ 2,600 tỷ USD.
Đã vậy, thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc đồng nghĩa với việc EU tiếp cận gần hơn với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và thị trường đông dân nhất thế giới 1,3 tỷ người.
Kinh tế EU xám xịt. Ảnh minh họa. |
Theo những nước muốn kết thân Bắc Kinh, muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc thì đột phá khẩu chính là dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc - rào cản chính trong quan hệ song phương.
Trung Quốc nổi tiếng với tài làm nhái, kể cả vũ khí mà điển hình là nhiều loại máy bay ném bom và chiến đấu của Nga. Họ còn đang đóng cả tàu sân bay và mới đây là máy bay thế hệ thứ 5... |
Riêng với một số thành viên EU có nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh như Pháp, Anh, Đức… động lực hợp tác với Trung Quốc còn lớn hơn. Nguyên nhân là họ hy vọng sẽ thu nhiều lợi nhuận từ việc bán vũ khí cho Trung Quốc, miếng bánh béo bở đang dành riêng cho Nga, Israel… Nói cách khác, bán vũ khí sang Bắc Kinh đây là hành động nhất cử lưỡng tiện, vừa thu được ngoại tệ, vừa tạo việc làm, giảm áp lực trong nước...
Vượt lên trên cả lĩnh vực quốc phòng, nhu cầu hiện đại hóa của Trung Quốc ngày càng lớn, đã và đang đạt tốc độ cao, diễn ra trên diện rộng. Do đó, nếu châu Âu còn lưỡng lự, EU có nguy cơ mất đi sự hợp tác, cũng như để thị trường công nghệ khổng lồ ở châu Á rơi vào tay kẻ khác.
Vượt lên trên cả lĩnh vực quốc phòng, nhu cầu hiện đại hóa của Trung Quốc ngày càng lớn, đã và đang đạt tốc độ cao, diễn ra trên diện rộng. Do đó, nếu châu Âu còn lưỡng lự, EU có nguy cơ mất đi sự hợp tác, cũng như để thị trường công nghệ khổng lồ ở châu Á rơi vào tay kẻ khác.
Nhà nghiên cứu José Ignacio Torreblanca của Ủy ban đối ngoại của Hội đồng châu Âu khẳng định: “Nhìn từ một góc nào đó, Trung Quốc là lính cứu hỏa của nền tài chính thế giới. EU không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận đề nghị của Trung Quốc”.
Trở ngại
Lợi ích trong việc hợp tác với Trung Quốc là hiển hữu, dễ thấy nhưng nhiều nước EU vẫn lo ngại, chưa ủng hộ Trung Quốc vì nhiều nguyên nhân.
Lợi ích trong việc hợp tác với Trung Quốc là hiển hữu, dễ thấy nhưng nhiều nước EU vẫn lo ngại, chưa ủng hộ Trung Quốc vì nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất là có ý kiến cho rằng, nhận tiền hỗ trợ của Trung Quốc đồng nghĩa với việc để Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng và tiến tới chi phối EU thông qua việc mua lại, sáp nhập…các công ty lớn, từ đó kiểm soát các ngành mũi nhọn (công nghệ cao) của EU...
Ủy viên châu Âu phụ Công nghiệp là Antonio Tajani cho biết, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang nỗ lực mua các doanh nghiệp sở hữu các công nghệ then chốt trong các lĩnh vực quan trọng. Ông thừa nhận, dù hình thức thì đây là hoạt động đầu tư kinh tế nhưng thực chất là chính trị.
Có vô số bằng chứng cho thấy kế hoạch lớn của Trung Quốc, như vụ họ muốn biến cảng lớn nhất Hy Lạp là Piraeus thành cửa ngõ để họ trung chuyển hàng hóa giá rẻ vào châu Âu; công ty Xinmao mon men thôn tính công ty dây cáp viễn thông Hà Lan Draka, Geely nhắm Volvo Thụy Điển… |
Do đó, EU không nên nóng vội, hạ mình với Trung Quốc rồi từ đó có hành động "dại dột", để lại hậu quả lâu dài.
EU càng phải cẩn trọng bởi Trung Quốc nổi danh là "vua sao chép" công nghệ khi họ cho ra đời hàng loạt đồ nhái đẹp hơn hàng thật. Ảnh minh họa. |
Nếu lệnh cấm bị dỡ bỏ, dù ít dù nhiều thì Trung Quốc cũng tiếp cận được công nghệ cao hơn, quân đội mạnh hơn... Do đó, những nước láng giềng Trung Quốc như Nhật Bản hay đảo Đài Loan càng lo ngại... và gây áp lực với EU... |
Rõ ràng là có nhiều lực kéo cũng như lực đẩy trong quan hệ EU-Trung Quốc. Do đó, hai bên đang tích cực trình thương lượng, mặc cả với nhau. Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, Trung Quốc là bên có lợi thế nhờ nguồn dữ trữ dồi dào, kinh tế vẫn phát triển nhanh, ngược với EU.
Nếu Bắc Kinh "chịu chơi", trả giá cao hơn thì EU cũng chẳng thể từ chối nhưng đề nghị của con rồng châu Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét