Chỉ số Dow Jones mất 37,31 điểm, hay 0,32 % xuống còn 11.637,45 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,75 điểm, tương đương 0,14% xuống còn 1.269,75 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 4,63 điểm, hay 17% lên 2.707,8 điểm.
Chỉ số S&P 500 đã tìm thấy điểm hỗ trợ kỹ thuật, xấp xỉ mức trung bình của 14 ngày liên tiếp, hiện đang dao động quanh mức 1.264 điểm.
Chỉ số CBOE, thước đo của sự sợ hãi trên thị trường tăng trên 17 điểm.
Trong số các ngành chủ chốt tại S&P 500, ngành viễn thông , dịch vụ công, và năng lương giảm điểm, trong khi công nghệ và công nghiệp đi lên.
Khoảng 7,4 tỉ cổ phiếu đã được giao dịch tại các sàn chứng khoán New York, American Stock Exchange và Nasdaq, dưới mức trung bình 8,47 tỉ của năm trước.
Tỉ lệ tăng giảm cổ phiếu tại New York là 1,543 – 1,458, tại sàn Nasdaq là 5 - 4.
Các nhà đầu tư vẫn lạc quan tin tưởng rằng xu hướng đi lên của thị trường sẽ được giữ vững. Tuy nhiên, ba phiên sụt giảm liên tiếp của S&P 500 cho thấy guồng quay của thị trường đã có phần chậm lại.
Các nhà giao dịch cũng dẫn ra báo cáo lợi nhuận khả quan của các hãng như một liều thuốc tăng lực cho thị trường. Mặc dù S&P 500 mất điểm, tỉ lệ cổ phiếu tăng vẫn áp đảo tỉ lệ giảm tại sàn giao dịch New York và Nasdaq.
Alcoa Inc, nhà sản xuất nhôm lớn nhất nước Mỹ, đã khởi động mùa báo cáo với công bố lợi nhuận quý IV sau khi thị trường đóng cửa. Con số được đưa ra cao hơn mức dự đoán của giới phân tích. Tuy nhiên, cổ phiếu của hãng vẫn giảm 2% xuống còn 16,16 USD trong phiên giao dịch.
Ông Alan Lancz, chủ tịch Alan B. Lancz & Associates Inc tại Toledo, Ohio nhận định “Đây là một khởi đầu tốt cho mùa báo cáo này.”
Cổ phiếu trượt dốc phần đầu phiên do lo ngại Bồ Đào Nha sẽ phải tìm kiếm trợ giúp từ châu Âu, tuy nhiên, mối quan ngại trên đã nhanh chóng tan biến sau khi ngân hàng Trung Ương châu Âu tuyên bố sẽ ra tay hỗ trợ.
Ông Doug Cote, trưởng ban chiến lược tại ING Investment Management, New York, quản lý 50 tỉ USD cho rằng vấn đề nợ xấu tại Ireland, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cần được giám sát, tuy nhiên tình hình không tồi tệ tới mức khủng hoảng và sẽ có một đợt phục hồi mạnh sắp tới. Ông cũng nhấn mạnh khả năng đi lên của đồng euro.
Nguồn vốn đang có dấu hiệu quay trở lại với các quỹ đầu tư. Các nhà quan sát đánh giá đây là một tín hiệu tốt.
Trong khi đó, cục dự trữ liên bang Fed sẽ chuyển giao 78,4 tỉ USD cho Bộ Tài Chính. Đây là một con số kỉ lục, cao hơn 31 tỉ USD so với năm trước khi các danh mục chứng khoán đem lại cho ngân hàng trung ương lợi nhuận khổng lồ.
Bên cạnh đó chủ tịch Fed ở Atlanta, Dennis Lockhart cũng đưa ra một số nhận định lạc quan về tình hình phục hồi của nền kinh tế.
Cổ phiếu châu Âu kết thúc phiên giảm mạnh mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là tâm lý lo sợ khủng hoảng nợ.
Giá vàng tăng nhẹ, chốt phiên ở mức 1.373,70 USD/ounce trong khi đồng đô đi ngang so với euro và yên Nhật.
Giá dầu tăng sát ngưỡng 89,25 USD/thùng sau khi một đường ống dẫn chính tại phải ngừng hoạt động.
Thông tin quan trọng sẽ được công bố ngày mai: Chỉ số niềm tin doanh nghiệp nhỏ, bài phát biểu của chủ tịch Fed Philadelphia và Minneapolis, tổng kết thị trường bán buôn, cuộc đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm, và báo cáo lợi nhuận của Lennar, Chevron.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét