Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Trụ cột tăng trưởng của kinh tế thế giới đang thay đổi

Từ năm 2005 đến hết quý 2/2010, tổng sản lượng thực của nhóm nền kinh tế mới nổi cao hơn 41%. Cùng thời gian trên, sản lượng thực trong nhóm nền kinh tế phát triển chỉ tăng 5%.

Trụ cột tăng trưởng của kinh tế thế giới đang thay đổiChúng ta đang chứng kiến sự đảo ngược của thời kỳ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 của việc thu nhập theo nhiều hướng khác nhau. Trong thời kỳ đó, nhóm người tại Tây Âu và thuộc địa của họ đạt được nhiều thành tựu kinh tế vượt trội so với nhóm nhân loại còn lại.
Hiện nay, quá trình đảo ngược diễn ra với tốc độ còn nhanh hơn so với khi xu thế nổi lên. Điều này hoàn toàn hiển nhiên và đáng để mong muốn. Nhưng nó cũng tạo ra nhiều thách thức lớn.
Trong cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn của mình, giáo sư Kenneth Pomeranz của đại học California đã viết về sự tách biệt giữa Trung Quốc và phương Tây. Ông chỉ ra sự khác biệt đó diễn ra vào thời điểm từ cuối thế kỷ 18 đến sang thế kỷ 19.
Điều này gây tranh cãi: chuyên gia hàng đầu về thống kê Angus Maddison cho rằng vào năm 1820, GDP bình quân đầu người tại Anh và Mỹ lần lượt cao gấp 3 và 2 lần so với GDP bình quân đầu người của Trung Quốc.
Thế nhưng khoảng cách ngày một lớn hơn. Đến giữa thế kỷ 20, thu nhập bình quân đầu người tính theo ngang giá sức mua) tại Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt chỉ còn 5% và 7% so với Mỹ. Hơn thế nữa, đến năm 1980, rất ít thay đổi đã diễn ra.
Nơi từng là trung tâm công nghệ toàn cầu nay đang tụt hậu. Sự tách biệt này đang đảo ngược. Đây là sự thật lớn nhất về thế giới chúng ta.
Theo số liệu của Maddison, từ năm 1980 đến năm 2008, sản lượng bình quân đầu người của Trung Quốc xét trong tương quan với Mỹ tăng tương đương từ 6% lên 22% trong khi đó tỷ lệ này của Ấn Độ từ 5% đến 10%.
Số liệu từ Conference Board cho thấy tỷ lệ này tăng từ 3% lên 19% tại Trung Quốc và từ 3% đến 7% tại Ấn Độ trong khoảng thời gian từ thập niên 1970 đến năm 2009. So sánh trên có thể chưa chắc chắn thế nhưng hướng thay đổi tương đối hoàn toàn đang diễn ra.
Trong kỷ nguyên sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, sự thay đổi cùng hướng về năng suất tại nhóm nền kinh tế phát triển không phải không có tiền lệ. Nhật đi đầu, sau đó đến Hàn Quốc và một số nền kinh tế nhỏ nhưng tăng trưởng mạnh tại Đông Á bao gồm Hồng Kông, Singapore và Đài Loan. Nhật đã bắt đầu quá trình công nghiệp hóa vào thế kỷ 19 với thành công đáng nể.
Sau khi thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Nhật khởi đầu với mức sản lượng bình quân đầu người chỉ bằng khoảng 1/5 của Mỹ, tức tương đương Trung Quốc ngày nay, và đến thập niên 1970 đã đạt mức 70%.
Đỉnh cao vào thập niên 1990, sản lượng của Nhật bằng 90% sản lượng của Mỹ, cuối cùng nền kinh tế bong bóng vỡ và bước vào thời kỳ suy giảm. Thập niên 1960, Hàn Quốc khởi đầu ở con số 10% GDP bình quân đầu người của Mỹ đến mức 50% trước khủng hoảng châu Á năm 1997 và 64% vào năm 2009.
Điều chưa từng có tiền lệ ở thời điểm hiện nay không phải sự diễn biến theo cùng hướng mà ở chỗ quy mô. Giả dụ Trung Quốc đi theo hướng của Nhật vào thập niên 1950 –1960. Trung Quốc cần 20 năm tăng trưởng cực nhanh để đạt đến con số 70% GDP bình quân đầu người của Mỹ vào năm 2030.
Ở mức độ đó, kinh tế Trung Quốc sẽ có quy mô chưa đến mức gấp 3 lần so với Mỹ; nếu tính theo ngang giá sức mua, sẽ lớn hơn cả Mỹ và Tây Âu cộng lại. Ấn Độ tụt hậu đằng sau. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, đến năm 2030, kinh tế Ấn Độ sẽ tương đương khoảng 80% của Mỹ dù GDP bình quân đầu người chưa đầy 1/5 của Mỹ.
Trung Quốc hiện nay giống Nhật năm 1950 và tương đương Mỹ ở thời điểm đó. Thế nhưng sản lượng bình quân đầu người cao hơn nhiều tính theo nghĩa tuyệt đối bởi từ đó đến nay sản lượng của Mỹ đã tăng gấp 3 lần.
Hiện nay, GDP bình quân đầu người thực tế của Trung Quốc tương đương Nhật giữa thập niên 1960 và Hàn Quốc giữa thập niên 1980. Ấn Độ tương đương Nhật đầu thập niên 1950 và Hàn Quốc đầu thập niên 1970.
Tóm lại, khác biệt về tốc độ tăng trưởng của nhóm nền kinh tế mới nổi thành công và nhóm nền kinh tế thu nhập cao phản ánh tốc độ thống nhất về thu nhập trong nhóm này. Sự tách biệt về tăng trưởng đang tăng lên.
Trong bài phát biểu quan trọng vào tháng 11/2010, chủ tịch FED nhấn mạnh rằng trong quý 2/2010, tổng sản lượng thực của nhóm nền kinh tế mới nổi cao hơn 41% so với đầu năm 2005. Tổng sản lượng thực của Trung Quốc cao hơn 70% và của Ấn Độ tăng 55%.
Thế nhưng trong nhóm nền kinh tế phát triển, sản lượng thực chỉ tăng 5%. Đối với những nền kinh tế mới nổi, Đại Suy thoái chỉ như tia sáng thoáng qua còn đối với nhóm thu nhập cao, đó là tai họa.
Sự thống nhất trên thay đổi thế giới. Hiện nay, phương Tây (Tây Âu và Mỹ, Canada, Úc và New Zealand) chiếm 11% tổng dân số thế giới. Thế nhưng dân số Trung Quốc và Ấn Độ tương đương 37%. Vị thế của nhóm nước đầu tiên khó có thể được duy trì. Đó là sản phẩm của sự tách biệt và cuối cùng sẽ kết thúc bằng sự thống nhất.
Giả dụ rằng sự thống nhất sẽ vẫn tiếp tục, dù không nhất thiết ở tốc độ hiện tại. Phản ứng tốt nhất đối với những ai còn hoài nghi về điều này sẽ là: Tại sao? Sức mạnh của thị trường và công nghệ đang giúp tri thức được tiếp cận rộng rãi trên khắp toàn cầu. Không ai nghi ngờ về việc người Trung Quốc hay Ấn Độ có thể áp dụng được nó.
Cho tới gần đây, trở ngại chính trị, xã hội và chính sách không nhỏ. Điều này không đúng trong suốt vài thập kỷ nhưng tại sao nay lại nổi lên? Người ta cần phải tiến hành nhiều thay đổi nếu muốn tiếp tục tăng trưởng thế nhưng chính yếu tố tăng trưởng, tự nó sẽ thay đổi các xã hội và chính trị theo hướng cần thiết. Trên thực tế, sản lượng bình quân đầu người của cả Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không thể vượt Ấn Độ, Nhật đã từng thất bại.
Tất nhiên, thảm họa có thể xảy ra. Thế nhưng đáng ngạc nhiên rằng chiến tranh thế giới và các cuộc khủng hoảng chỉ gây gián đoạn sự trỗi dậy của một số nước công nghiệp hóa. Nếu chúng ta loại sang một bên cuộc chiến hạt nhân, không điều gì có thể ngăn được sự đi lên của nhóm nước mới nổi lớn dù có thể trì hoãn mọi chuyện trong khoảng thời gian nhất định.
Kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ có quy mô đủ lớn để tự đẩy tăng trưởng lên nếu hàng rào bảo hộ được sử dụng rộng rãi. Nhóm 2 nền kinh tế này còn đủ lớn để vực dậy tăng trưởng tại nhiều nền kinh tế mới nổi khác.
Vũ Nguyễn
Theo Financial Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến